Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 57)

Để đánh giá hoạt động quản lý việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả là:

Bảng 2.10: Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng HSG của hiệu trƣởng

TT Quản lý thực hiện kế hoạch

Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc 1

Quy định với giáo viên về việc ghi tiến độ bồi dưỡng thống nhất trong sổ đầu bài, báo giảng, giáo án.

89 2,50 1 85 2,48 1

2

Ủy quyền cho tổ trưởng thống nhất và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trong các nhóm chuyên môn.

87 2,48 2 84 2,35 5

3

Ủy quyền cho phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng kiểm tra nề nếp, kiểm tra sổ đầu bài các lớp và ký duyệt hàng tuần.

81 2,45 3 75 2,42 2

4

Phân công cho phó hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài, lịch báo giảng, giáo án và vở học sinh để kiểm tra việc thực hiện chương trình bồi dưỡng của giáo viên.

80 2,42 4 81 2,40 3

5 Sử dụng kênh thông tin từ học sinh. 78 2,41 4 75 2,38 4

2,45 2,40

Nhận xét: Từ kết quả khảo sát bảng 2.10 cho thấy: Nhận thức về tầm quan trọng của biện pháp “Quản lý việc thực hiện kế hoạch của hiệu trưởng”

tương đối tốt, X 2, 45. Mức độ thực hiện của biện pháp quản lý đạt X 2, 40 là khá tốt so với các biện pháp khác, điều này cho thấy: Hiệu trưởng các nhà trường có trách nhiệm cao trong việc thực hiện kế hoạch.

Nội dung “Quy định về việc ghi tiến độ bồi dưỡng thống nhất trong sổ đầu bài, sổ báo giảng, giáo án” được xếp thứ nhất ở cả hai mức độ là hoàn toàn phù hợp với thực tế, thể hiện sự chấp hành quy chế chuyên môn tương đối tốt của giáo viên. Việc “ủy quyền cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra nề nếp, ký duyệt sổ đầu bài hàng tuần” ở vị trí thứ hai đã khẳng định một điều về sự quản lý khoa học của Hiệu trưởng. Mức độ thực hiện của các nội dung còn lại đạt từ 2,35 X 2, 42, trong khi đó mức độ quan trọng của các nội dung đó là 2, 42 X 2, 48. Như vậy không có độ chênh lớn giữa hai mức độ thể hiện sự quản lý việc thực hiện kế hoạch của các Hiệu trưởng là sát sao, khoa học và hợp lý mang tính tự giác cao.

2.3.5. Thực trạng quản lý việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

Để đánh giá hoạt động quản lý sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả là:

Bảng 2.11: Thực trạng quản lý việc sử dụng đồ dùng, thiết bị

TT Quản lý sử dụng thiết bị Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện

X Thứ bậc X Thứ bậc

1

Chỉ đạo tổ CM kiểm tra lại đồ dùng dạy học và lập kế hoạch xin mua sắm, làm mới ngay từ đầu năm học. 75 2,36 5 80 2,30 3 2 Chỉ đạo các tổ CM lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học của bộ môn. 79 2,39 3 85 2,30 3 3 Thống nhất cách ghi lịch báo giảng, sổ theo dõi, hoặc phiếu đăng ký mượn thiết bị về việc sử dụng ĐDDH trong các tiết dạy ngay từ đầu năm học.

TT Quản lý sử dụng thiết bị Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện

X Thứ bậc X Thứ bậc

4

Phân công giáo viên phụ trách phòng thư viện, thiết bị có năng lực, có tinh thần trách nhiệm.

68 2,40 2 65 1,92 7

5

Tăng cường trang thiết bị hiện đại, khuyến khích GV ứng dụng CNTT hợp lý trong dạy học.

79 2,36 5 75 2,00 6

6

Yêu cầu tổ trưởng thường xuyên quán triệt mục đích yều cầu của việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm và kiểm tra đôn đốc GV trong tổ thực hiện theo kế hoạch.

78 2,35 7 70 2,28 5

7

Phân công hiệu phó thường xuyên kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên qua nhiều kênh thông tin.

81 2,38 4 69 2,38 2

2,38 2,22

Nhận xét: Kết quả bảng 2.11 cho thấy biện pháp “Quản lý việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học”, thực hiện ở mức trung bình với X 2, 22; Nội dung 3 và 7 được đánh giá thực hiện khá tốt với 2,38 X 2, 40 đã thể hiện các nhà trường ý thức được cần có cách thức để quản lý việc sử dụng thiết bị giảng dạy của giáo viên, nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực tiễn, khắc phục tình trạng “dạy chay”; Các nội dung còn lại được đánh giá mức độ thực hiện thấp 1,92 X 2,30, chênh lệch lớn so với so với hai nội dung 3,7 và chênh lệch nhiều so với mức độ quan trọng của biện pháp X 2,38.

Nội dung: “Phân công giáo viên phụ trách phòng thư viện, thiết bị có năng lực, có tinh thần trách nhiệm” được đánh giá thực hiện thấp nhất với X 1,92 là

phù hợp với thực tế các trường THCS của Bình Liêu bởi có trường hiện chưa có đủ nhân viên phụ trách phòng thiết bị, thư viện, đôi khi người làm công tác này chưa được đào tạo bài bản nên khó làm tốt vai trò phụ tá thí nghiệm.

Nội dung “Tăng cường trang thiết bị đại, khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT hợp lý trong giảng dạy” cũng được đánh giá mức độ thực hiện thấp

2, 00

X . Thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng trang thiết bị hiện đại của giáo viên là khá lớn, nhưng do nguồn kinh phí eo hẹp nên các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn để đáp ứng yêu cầu hiện nay trong giáo dục. Đây là bài toán yêu cầu Hiệu trưởng phải chủ động ưu tiên đầu tư, thực hiện tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục và sử dụng đúng mục đích.

Nội dung 6 “Tổ trưởng thường xuyên quán triệt mục đích yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm và kiểm tra đôn đốc giáo viên trong tổ thực hiện theo kế hoạch” được đánh giá thấp ở cả hai mức độ. Điều này nhắc nhà quản lý cần quan tâm hơn nữa, và có yêu cầu cao trong việc thực hiện khi có sự quán xuyến của tổ trưởng.

Tuy nhiên một nội dung chưa được đưa ra ở biện pháp này đó là xây dựng phòng học bộ môn phù hợp với yêu cầu hiện nay. Đây là khó khăn không dễ giải quyết của các nhà trường.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)