Thực trạng quản lý hồ sơ, giáo án bồi dưỡng của GV

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 54)

Để đánh giá hoạt động quản lý hồ sơ, giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả là:

Bảng 2.9: Thực trạng quản lý hồ sơ, giáo án

TT Cách thức quản lý Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc

1 Qui định hồ sơ đối với giáo

viên ngay từ đầu năm học. 90 2,42 1 87 2,43 1

2

Định rõ kế hoạch, thời gian kiểm tra hồ sơ đối với tất cả giáo viên. Thông báo kế hoạch kiểm tra trước một tuần lên bảng tin nhà trường.

87 2,38 5 85 2,40 2

3

Thành lập ban kiểm tra hồ sơ, xác định rõ qui trình kiểm tra, các mẫu văn bản kiểm tra.

74 2,40 2 78 2,38 3

4 Tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh

nghiệm sau khi kiểm tra xong. 82 2,39 3 82 2,38 3

5

Ủy quyền cho phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng kiểm tra lại sau khi đã yêu cầu giáo viên khắc phục tồn tại.

Nhận xét: Bảng 2.9 đánh giá thực trạng “Quản lý hồ sơ giáo án của giáo viên” cho kết quả nhận thức về mức độ quan trọng là X 2, 40, mức độ thực hiện đạt X 2,36 đã thể hiện sự đồng nhất giữa việc quản lý hồ sơ giáo án nói chung và quản lý bài soạn của giáo viên đã luôn được các nhà quản lý của các trường THCS trên địa bàn huyện thực sự quan tâm. Mặc dù việc quản lý hồ sơ giáo án của giáo viên khá mất thời gian, song để giáo viên có ý thức thực hiện quy chế chuyên môn, công việc này đã được nhà quản lý các nhà trường làm thường xuyên và tương đối bài bản.

Tuy nhiên ở nội dung 2: “Định rõ kế hoạch, thời gian kiểm tra hồ sơ chuyên môn” mức độ thực hiện cao hơn mức độ quan trọng cũng là điều dễ hiểu, phù hợp với nhiều ý kiến cho rằng: Việc kiểm tra định kỳ, được báo trước có hiệu quả ít hơn so với kiểm tra đột xuất trong việc đáng giá sự chuẩn bị của giáo viên. Nhà quản lý cần xác định rõ mục đích khác nhau của các hình thức kiểm tra và chu trình kiểm tra hợp lý để thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá.

Nội dung 5: “ủy quyền cho phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng kiểm tra lại sau khi đã yêu cầu giáo viên khắc phục tồn tại” được đánh giá thấp nhất ở cả hai mức độ, mức độ thực hiện thấp hơn nhiều so với tầm quan trọng của nó và đã phản ánh thực trạng hay xảy ra trong quản lý, đó là: Sau mỗi đợt kiểm tra xong kết quả thường được “gói lại” do sự bận rộn với các công việc khác của nhà quản lý. Như vậy công tác đánh giá lại cần được Hiệu trưởng các nhà trường quan tâm đúng mức hơn, yêu cầu tổ trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng phụ trách khép kín chu trình kiểm tra, tránh tình trạng “đánh trống, bỏ dùi” để công tác kiểm tra thực sự có hiệu lực thúc đẩy giáo viên thực hiện nghiêm túc, nhất là hiện nay có tương đối nhiều loại hồ sơ đối với giáo viên đứng lớp.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)