Thực trạng quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 59)

Để đánh giá hoạt động quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả là:

Bảng 2.12: Thực trạng công tác tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên

TT Nội dung biện pháp

Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Có kế hoạch cụ thể về công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên ngay từ đầu năm học.

81 2,59 1 79 2,37 3

2

Thống nhất với tổ chuyên môn việc phân công giáo viên phụ trách các đối tượng học sinh cho phù hợp.

88 2,58 2 82 2,36 4

3

Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.

52 2,56 4 81 2,38 2

4

Ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên trong tổ giúp đỡ lẫn nhau.

60 250 7 75 2,32 6

5

Chỉ đạo cho tổ chuyên môn đăng ký các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học.

65 2,53 6 74 2,25 7

6

Chỉ đạo việc dạy chuyên đề, mở các hội nghị trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học, làm đồ dùng dạy học, ôn thi học sinh giỏi,…

75 2,55 5 72 2,35 5

7

Căn cứ vào kế hoạch năm học của ngành để lên kế hoạch cử giáo viên đi tiếp thu các chuyên đề bồi dưỡng.

78 2,58 2 81 2,46 1

Nhận xét: Kết quả trong bảng 2.12 thể hiện mức độ nhận thức về tầm quan trọng của công tác “Quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên”

là rất cao X 2,56, các nội dung đều được nhận thức ở mức cần thiết là:

2,50 X 2,59. CBQL và giáo viên đều hiểu công tác tự học, tự bồi dưỡng là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy, giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên mức độ thực hiện (X 2,35) lại có độ chênh lớn = 0,21. Điều này yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường phải quản lý tốt hơn việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và chú trọng hơn nữa đến công tác bồi dưỡng đội ngũ, bởi đây là vấn đề sống còn của mỗi nhà trường.

Nội dung 4 “Ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên trong tổ giúp đỡ lẫn nhau” và nội dung 5 “Chỉ đạo cho tổ chuyên môn đăng ký các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học” được đánh giá chưa thực hiện tốt, thấp so với các nội dung khác. Thông qua điều tra tác giả thấy nguyên nhân chính do: tổ chuyên môn chưa thực sự coi trọng công việc này, sự chỉ đạo còn qua loa, đại khái và giáo viên ngại viết chuyên đề, sáng kiến. Họ cho rằng cứ dạy tốt là đủ, mà không thấy nếu có sự tương trợ, giúp nhau thì sẽ học hỏi ở đồng nghiệp được nhiều hơn. Khi giáo viên có ý thức tham gia chuyên đề, viết kinh nghiệm cũng là lúc họ pháp huy cao độ vốn tích lũy, có cơ hội tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm. Điều này phù hợp với đánh giá về mức độ tác dụng của hai nội dung này cũng đạt mức thấp nhất (Nội dung 4 đạt X 2,32 và nội dung 5 đạt X 2, 25).

Nội dung 7 “Căn cứ vào kế hoạch năm học của nghành để lên kế hoạch cử giáo viên đi tiếp thu các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên”, đây là nội dung có mức độ tác dụng tốt X 2.46, điều này cho thấy các nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập và tiếp thu định hướng chuyên môn của ngành một cách đầy đủ.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 59)