Tăng cường công tác kế hoạch trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 77)

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG để có cách nhìn tổng quát về hướng phát triển về bồi dưỡng HSG và tạo cho các cấp quản lý và GV khả năng xây dựng kế hoạch quản lý và dạy học khoa học. Tăng cường kỷ cương, nền

nếp trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học; nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch hoạt động chung của nhà trường theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. Chỉ chỉ đạo tốt việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của các bộ phận chuyên môn và các cá nhân, tập chung vào các kế hoạch chuyên đề có liên quan như:

- Xây dựng kế hoạch chung của nhà trường, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của giáo viên theo kế hoạch bồi dưỡng, và tuân thủ các qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, &ĐT và Phòng GD&ĐT;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo phân phối chương trình;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện giáo viên của nhà trường trong cả năm học;

Hiệu trưởng phải chỉ đạo quyết liệt tổ, nhóm chuyên môn hàng năm lập kế hoạch bồi dưỡng theo trình tự cụ thể và thực hiện các chức năng của nhà quản lý.

Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của giáo viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình, soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi…);

Việc thực hiện quản lý và xây dựng kế hoạch của hiệu trưởng được chia theo các giai đoạn sau:

* Giai đoạn Tiền kế hoạch

Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch hóa thường diễn ra ngay sau khi kết thúc năm học trước. Hiệu trưởng khi tổng kết năm học phải chuẩn bị cho năm học mới: Phác thảo hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, phần ưu tiên, sơ bộ định chuẩn đánh giá; Phác thảo những biện pháp lớn, tính toán tiềm năng của nguồn dự trữ và lòng mong muốn chủ quan; Sơ thảo bản kế hoạch thô đưa ra lấy ý kiến trong lãnh đạo, xin ý kiến cấp trên về vấn đề chiến lược. Giai đoạn này được tiến hành từ tháng 6,7,8 hàng năm.

* Giai đoạn Kế hoạch hóa

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý, có chức năng cơ bản là: Từ trạng thái xuất phát của nhà trường, căn cứ vào tiềm năng đã có và sẽ có, dự báo trạng thái kết thúc của đơn vị (những trạng thái trung gian), vạch rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động và hệ thống các biện pháp lớn, nhỏ nhằm đưa hệ đến trạng thái mong muốn vào cuối năm học mới. Như vậy bản kế hoạch gồm:

- Mô hình dự báo của nhà trường khi kết thúc năm học mới.

- Chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học mới (bao gồm cả mục đích, nội dung, phương pháp trong sự thống nhất).

Việc thực hiện bản kế hoạch là quyết định chất lượng quản lý. Do đó hiệu trưởng nhà trường phải tiến hành theo hai bước cơ bản là: Soạn thảo kế hoạch và duyệt nội bộ có như vậy thì bản kế hoạch sẽ có tính khả thi cao hơn.

Để soạn thảo kế hoạch được tốt thì hiệu trưởng trên cơ sở dự báo mục tiêu, phân loại, định chuẩn đánh giá, lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu tương ứng để có thể huy động toàn bộ lực lượng, tận dụng các nguồn lực tham gia vào suốt thời gian thực hiện kế hoạch.

Khi

môn và toàn thể giáo viên. Kế hoạch là tổng hợp ý kiến tham gia đóng góp của các thành viên, đồng thời cũng là những mệnh lệnh của chỉ huy yêu cầu các thành viên phấn đấu thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Do đó khi thảo luận, có ý kiến phản biện nó sẽ đưa ra những biện pháp sát thực tế, giúp làm tăng nhận thức, ý thức tự giác tham gia của mọi người trong nhà trường.

Hiệu trưởng dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường, phân công các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế

hoạch chuyên đề :

- Đặc điểm, tình hình của nhà trường khi bước vào năm học mới;

- Công việc được giao và phương hướng hoạt động, những giải pháp cụ thể, thời gian thực hiện theo tuần, tháng, học kỳ;

- Những qui định của ngành về thực hiện qui chế chuyên môn;

- Các chỉ tiêu phấn đấu: Chất lượng học sinh; danh hiệu thi đua của giáo viên; các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm của tổ; công tác bồi dưỡng giáo viên…

- Các kế hoạch của các tổ chuyên môn, cá nhân cũng phải xây dựng gần tương tự các bước nêu trên. Đối với kế hoạch cá nhân của giáo viên phải cụ thể hóa chất lượng học sinh ở lớp mình giảng dạy; các chỉ tiêu về hoạt động tập thể, chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng HSG…Thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường như phổ cập, hướng nghiệp dạy nghề. Đặc biệt là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phải thể hiện rõ những mục tiêu đạt được, những lộ trình và giải pháp bồi dưỡng cụ thể từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.

- Kế hoạch hoạt động của cá nhân phải được tổ trưởng, Ban giám hiệu ký duyệt cụ thể, kế hoạch hoạt động của cá nhân được lưu trong hồ sơ quản lý của nhà trường và của tổ chuyên môn trong năm học.

3.2.2.3. Các điều kiện thực hiện

Để thực hiện được biện pháp quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG, trước tiên hiệu trưởng phải chủ động, có kế hoạch, dự kiến, dự báo kế hoạch năm học mới ngay sau khi kết thúc năm học:

- Có đội ngũ cán bộ quản lý có đủ khả năng để xây dựng kế hoạch, triển khai xây dựng kế hoạch của các cá nhân;

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ huy của đội ngũ cán bộ quản lý đến các thành viên trong hội đồng nhà trường. Duy trì sự quản lý, chỉ đạo này một cách thường xuyên trong suốt thời gian năm học, có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.

- Nhà trường phải có các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và giáo viên đủ tiêu chuẩn, tâm huyết trách nhiệm với nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)