hướng tiếp cận năng lực
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm đảm bảo tính trung thực, công bằng, chính xác trong việc đánh giá kết quả học lực của học sinh thông qua những bài kiểm tra, thông qua dự giờ đánh giá hiệu quả học tập. Từ đó có thể phân loại, sắp xếp học sinh hợp lý, sát thực để xây dựng kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng HSG có hiệu quả tốt hơn.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng cần phân loại, giao nhiệm vụ cho hiệu phó chuyên môn, ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn một cách cụ thể trong việc theo dõi đôn đốc hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học
sinh trong đội tuyển học sinh giỏi, yêu cầu cung cấp thông tin có nội dung cụ thể trong các cuộc giao ban, đồng thời hiệu trưởng cũng có kế hoạch để kiểm tra, xem xét độ chính xác những thông tin của hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn cung cấp;
Khâu kiểm tra đánh giá học sinh trong qua trình bồi dưỡng là rất phức tạp nhưng hết sức quan trọng, đòi hỏi hiệu trưởng phải sử dụng nhiều nguồn thông tin, qua nhiều kênh, nếu kiểm tra, đánh giá đúng, có tính sư phạm cao sẽ phát huy được sức mạnh nội lực của tập thể sư phạm, ngược lại nếu kiểm tra không chính xác, đánh giá không đúng sẽ phản tác dụng, đưa phong trào đi xuống, không có động lực phấn đấu trong tập thể giáo viên;
Chia kế hoạch thành các phần việc cụ thể để phân công nhiệm vụ đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn, việc dạy học phải kiểm tra thường xuyên, hằng ngày; Đối với việc tổ chức chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi, việc học tập bồi dưỡng,… thì thực hiện kiểm tra đánh giá theo kế hoạch tuần, tháng, khi phân loại được như vậy chúng ta sẽ không bỏ sót công việc kiểm tra, đánh giá được liên tục, đúng mục đích, khi kiểm tra, đánh giá có rút kinh nghiệm cụ thể, để giáo viên có biện pháp khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt tốt;
Việc kiểm tra, đánh giá học sinh qua đó phản ánh được việc thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG, cần phải kết hợp cả khoa học quản lý và khoa học sư phạm, nó đòi hỏi người quản lý phải hết sức khách quan, làm việc công tâm, vô tư, không lồng ghép định kiến cá nhân vào công việc chung của nhà trường, biến việc kiểm tra hoạt động thành việc trù dập cá nhân;
Hoạt động bồi dưỡng HSG là hoạt động hạt nhân trong nhà trường, do đó việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy ở các nhà trường. Do đó cần triển khai đến tất cả giáo viên để họ đều có ý thức tự kiểm tra, đánh giá công việc giảng dạy của mình so với kế hoạch đã xây dựng, tạo thành phong trào chung trong nhà trường.
3.2.6.3. Các điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng phải nắm vững khoa học quản lý giáo dục để xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá một cách khoa học, phân công cho hiệu phó, ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn những việc cụ thể để họ tổ chức triển khai công việc được thuận lợi, có kết quả cao; Như đồng chí Hoàng Thị Thanh Hiệu trưởng THCS Lục Hồn cho biết: “Để quản lý tốt việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG thì hiệu trưởng phải có tầm để kiểm soát được mọi hoạt động của từng nội dung kế hoạch, phải thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh sẽ nắm bắt được tiến độ công việc đã giao hoặc ủy quyền cho giáo viên, đồng thời có kế hoạch xử lý những tình huống phát sinh (Trích Biên bản phỏng vấn ngày 07 tháng 01 năm 2013).
Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực lãnh đạo, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; chế độ kiểm tra được công khai, dân chủ, minh bạch trong việc kiểm tra đánh giá học sinh;
Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, của ngành và của địa phương.