Thường xuyên cải tiến, đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng HSG

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 83)

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm xây dựng chương trình bồi dưỡng HSG đảm bảo các tiêu chí như: đổi mới, hiện đại, khoa học, thực tiễn, tính cập nhật và phát triển cao.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trước hết phải tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, bàn bạc xác định rõ yêu cầu cần đạt được về mặt kiến thức của từng khối lớp, về nội dung chương trình

sách giáo khoa của cả cấp học đối với bộ môn được phân công giảng dạy. Đồng thời phải bám sát mục tiêu dạy học của từng bộ môn, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, áp dụng những liệu pháp tâm lý để giờ dạy thực sự thu hút học sinh học tập và đạt hiệu quả cao; Trong giảng dạy bồi dưỡng cần tăng thời lượng cho học sinh được vận dụng, thực hành; giảm lý thuyết hàn lâm, kinh viện; tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, tìm tòi, phát hiện kiến thức nâng cao năng lực độc lập sáng tạo, quan tâm đúng mức tới học sinh;

Vào đầu năm học, cùng với việc kiện toàn tổ chức, hiệu trưởng nhà trường kiện toàn thành lập hội đồng khoa học bộ môn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, để triển khai các công việc về đổi mới nội dung bồi dưỡng thông qua việc thăm lớp dự giờ, thao giảng những tiết giảng mẫu ở các bộ môn, hoặc cho giáo viên đi dự giờ ở những trường có giáo viên dạy giỏi để học tập và nhân rộng ở trường mình. Triển khai đầy đủ những quy định về thực hiện chương trình giảng dạy, kế hoạch giảng dạy, việc soạn giáo án, duyệt giáo án của tổ trưởng chuyên môn, các loại hồ sơ, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ công tác, lịch báo giảng, sổ tự học của giáo viên…;

Hằng năm tiến hành tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, tìm ra những thành công, tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiên đổi mới chương trình nội dung bồi dưỡng, từ đó có giải pháp phù hợp cho năm học tới. Có như vậy việc thực hiện đổi mới nội dung bồi dưỡng sẽ được nâng lên đáp ứng yêu nhiệm vụ. Hiệu trưởng phải là người tiên phong thực hiện những yêu cầu đổi mới theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, chuẩn nghề nghiệp.

3.2.5.3. Các điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng là người chịu trách nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường mình, do đó cần chủ động nghiên cứu nắm vững đặc điểm, bản chất của phương pháp mới phát huy tính tích cực, tìm hiểu những kinh nghiệm những kinh nghiệm vận dụng vào các môn học. Hiện nay do sức ép công việc nếu không bố trí sắp xếp khoa học, hiệu trưởng sẽ không có thời gian để nghiên

cứu, học tập chuyên môn như đồng chí Hoàng Thiêm Chướng - Hiệu trưởng trường THCS Đồng Văn nhận xét: “Hiện nay do quá nhiều công việc đổ dồn vào hiệu trưởng, nên nếu không chú tâm đến công tác chuyên môn, hiệu trưởng dễ bị sao nhãng, bị các công việc hành chính khác chi phối, dẫn đến lạc hậu với yêu cầu đổi mới” (Trích Biên bản phỏng vấn ngày 15 tháng 07 năm 2013).

Hiệu trưởng cần có thái độ trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến cải tạo tiến dù nhỏ của giáo viên nhưng cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ

giáo viên v ch hợp với môn học;

- Áp dụng phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện: trình độ và kinh nghiệm của giáo viên, phương pháp học tập phù hợp của học sinh, cấu trúc chương trình, sách giáo khoa, đầu tư phương tiện dạy học hiện đại và thường xuyên bổ s t bị dạy học, đổi mới cách thi cử, vấn đề bồi dưỡng giáo viên đổi mới cách đánh giá học sinh và giáo viên.

- Hiệu trưởng, hiệu phó phải có biện pháp quản lý phù hợp để khuyến khích tạo điều kiện, giúp đỡ giáo viên toàn trường áp dụng các phương pháp mới phát huy tính tích cực của học sinh ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)