3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Lựa chọn chính xác giáo viên có đầy đủ phẩm chất năng lực để thực hiện hiệu quả các mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được học hỏi thường xuyên, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, trong việc giáo dục học sinh, có điều kện cập nhật kiến thức trong quá trình giảng dạy.
Giúp Ban giám hiệu nắm bắt được trình độ, ý thức tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức, khả năng tự học tự vươn lên về chuyên môn của mỗi giáo viên trong các tổ, từ đó có biện pháp chỉ đạo tốt hơn trong hoạt động tổ chuyên môn.
Giúp hiệu trưởng nắm bắt được năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên, từ đó có căn cứ để phân công chuyên môn hợp lý, phù hợp, đúng người, đúng việc ngay từ đầu năm học nhằm phát huy hiệu suất lao động của đội ngũ giáo viên trong nhà trường;
Giúp giáo viên có ý thức tìm tòi, phát hiện, đổi mới phương pháp, say sưa, sáng tạo, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Hiệu trưởng cần làm tốt việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên trong năm học. Việc phân công phải đảm bảo tính chiến lược trong nhiều năm, tính liên tục, tính kế thừa, tính hiệu quả, tính thực tiễn nhằm phát huy cao nhất nhưng tiềm năng, những thế mạnh của đội ngũ, phát huy tốt những sở trường và khả năng tiếp cận tốt những đổi mới hiện nay.
- Hiệu trưởng cùng các tổ chức chuyên môn, lập kế hoạch. Phân công cụ thể cho từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn và phương pháp, cách thức, trình tự triển khai những bài khó, những phương tiện cần sử dụng trong bài. Những chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy; Giáo viên được phân công chủ động nghiên cứu, nêu vấn đề để cả tổ bàn bạc thảo luận đi đến thống nhất chung;
- Hiệu trưởng ủy quyền cho Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch (Sau đó hiệu trưởng phải kí duyệt vào bản kế hoạch đó để đảm bảo tính thực thi cao) phân công trong tổ kèm cặp lẫn nhau về chuyên môn, người có năng lực giỏi bồi dưỡng, kèm cặp giúp đỡ người yếu, đặc biệt với những giáo viên trẻ mới ra trường, cần phân công những giáo viên có trách nghiệm, hướng dẫn chu đáo, phân công chuyên môn hợp lý để những đồng chí này có thời gian đi dự giờ học hỏi đồng nghiệp;
- Hàng năm cùng với tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng phải tiến hành phân loại, đánh giá năng lực của từng giáo viên trong tổ, từ đó mới có căn cứ phân công giáo viên kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn, đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy mọi giáo viên đều tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình đọ, nhận thức, hiểu biết xã hội của bản thân mỗi người. Để phân loại giáo viên được chính xác, hiệu trưởng phải sử dụng nhiều kênh thông tin như: Qua thăm lớp dự giờ, qua phiếu thăm dò ý kiến đánh giá từ phía học sinh, cha mẹ học sinh, từ đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn, đây là việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường, giúp cho hiệu
trưởng nắm bắt được tình hình chất lượng đội ngũ để có kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng, phân công chuyên môn phù hợp với năng lực, khả năng chuyên môn của từng người.
3.2.4.3. Các điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng nhà trường chủ động xây dựng được kế hoạch hoạt động của cá nhân hiệu trưởng và của cả nhà trường ngay từ đầu năm học, từ đó mới triển khai cho các tổ chức và có yêu cầu cụ thể cho việc triển khai, kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành trong từng thời điểm, của mỗi cá nhân.
- Tổ trưởng chuyên môn phải có năng lực quản lý, điều hành tổ chuyên môn thực hiện công việc lớn như tổ chức chuyên đề, thao giảng, ngoại khóa có đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời, từ đó sẽ thu hút được sự tham gia nhiệt tình trách nghiệm của mọi thành viên trong tổ mình;
- ng khoa học có đủ khả năng đánh giá đúng
tác dụng của các sáng kiến kinh nghiêm, đồng thời chỉ ra được những tồn tại của các bản sáng kiến chưa tốt, khi đó mọi người sẽ tham gia với tinh thần trách nghiệm và tự giác hơn;
- Mọi người trong đơn vị đều có tinh thần trách nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên trong lao động, trong làm việc, có ý thức xây dựng uy tín của nhà trường đối với nhân dân, đối với phụ huynh học sinh;
- Nhà trường phải có đủ những điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho gi ng dạy, học tập của thầy và trò, có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương và của ngành giáo dục.