Để đánh giá hoạt động quản lý bài soạn của giáo viên chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả là:
Bảng 2.14: Thực trạng quản lý bài soạn của giáo viên TT Cách thức quản lý Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc 1
Phân công chuyên môn đảm bảo tính khoa học, sư phạm, đúng người, đúng việc.
85 2,45 3 80 2,43 2
2
Chỉ đạo các nhóm chuyên môn thống nhất nội dung giáo án chung, xác nhận bản quyền và tự chịu trách nhiệm của người soạn đối với tổ, nhóm chuyên môn ngay từ đầu năm học.
88 2,48 2 85 2,35 5
3
Quy chế về việc soạn bài đối với các giáo viên:
- Tất cả giáo viên lên lớp đều phải sử dụng giáo án mới có bổ xung kịp thời về mặt kiến thức
- Bài soạn phải đảm bảo theo mẫu chung của tổ
- Bài soạn phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, tính tinh chắc, khoa học, rõ hoạt động của thầy và trò, …
88 2,50 1 85 2,48 1
4
Ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra bài soạn của GV và ký duyệt hàng tuần vào buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
81 2,42 4 82 2,40 3
5
Ủy quyền cho PHT thường xuyên kiểm tra việc ký duyệt giáo án của các tổ trưởng chuyên môn.
81 2,42 4 81 2,39 4
2,45 2,42
Nhận xét: Từ kết quả khảo sát bảng 2.14 cho thấy: Nhận thức về tầm quan trọng của biện pháp “Quản lý bài soạn của giáo viên” của cán bộ quản lý và giáo viên là tương đối tốt, X 2, 45. Mức độ thực hiện của biện pháp quản lý
đạt X 2, 42 là khá tốt so với các biện pháp khác, điều này cho thấy: Hiệu
trưởng các nhà trường đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác soạn bài đối với chất lượng giờ lên lớp và chú trọng công tác quản lý bài soạn của giáo viên. Nội dung “Quy định về việc soạn bài đối với các giáo viên” được xếp thứ
của số đông CBQL và giáo viên cho rằng: Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc khai thác mạng để phục vụ bài soạn là cần thiết, song cần quản lý tốt tránh tình trạng soạn bài của giáo viên đưa ra kiểm tra chỉ là sự đối phó, không đánh giá được thực chất sự chuẩn bị của giáo viên đối với bài dạy. Mức độ thực hiện của các nội dung còn lại đạt từ
2,35 X 2, 43, trong khi đó mức độ quan trọng của các nội dung đó là
2, 43 X 2, 48. Như vậy không có độ chênh lớn giữa hai mức độ thể hiện hầu
hết giáo viên đã nhận thức đúng đắn và có ý thức chuẩn bị bài soạn, tuy nhiên để việc thực hiện đó mang tính tự giác cần có sự kiểm tra thường xuyên của cán bộ quản lý.
2.4. Những khó khăn trong quá trình quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS
Trong quá trình nghiên cứu những khó khăn trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Liêu, tác giả đã tổ chức điều tra trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên với các tiêu chí thuộc yếu tố chủ quan (khó khăn do chủ quan) và yếu tố khách quan (khó khăn do khách quan), qui định tính điểm mức độ ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng như sau:
+ Ảnh hưởng nhiều: 3 điểm. + Ảnh hưởng ít: 2 điểm. + Không ảnh hưởng: 1 điểm.
2.4.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở
Để đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1, mẫu 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả là:
Bảng 2.15: Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến việc quản lý
TT Các yếu tố ảnh hƣởng
Cán bộ quản lý Giáo viên Chung
X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1
Nhận thức của hiệu trưởng về vị trí, vai trò trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG trong trường THCS
36 2,80 1 54 2,92 1 90 2,91 1
2
Ảnh hưởng của hiệu trưởng đối kế hoạch bồi dưỡng HSG trong trường THCS
34 2,74 3 50 2,91 2 84 2,87 3
3 Các biện pháp quản lý hoạt động
bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng 35 2,78 2 52 2,90 3 87 2,88 2
4
Thời gian dành cho quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng
34 2,73 5 50 2,70 5 84 2,69 5
5
Mức độ ủy quyền của hiệu trưởng cho phó hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG.
34 2,75 4 48 2,86 4 82 2,82 4
2,76 2,86 2,83
Nhận xét: Kết quả bảng 2.15 cho thấy các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng
lớn đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng với X 2,83; 5/5 bằng 100% các yếu tố đều có sự ảnh hưởng lớn, với X >2,7. Trong đó theo cán bộ quản lý thì mức độ ảnh hưởng thấp hơn X 2, 76 so với giáo viên đánh giá là X 2,86. Đây cũng là cũng là hạn chế trong hoạt động quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS. Yếu tố nhận thức, quan điểm của hiệu trưởng được cho là ảnh hưởng nhất với X 2,91; Từ đó ta thấy chất lượng hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành, uy tín trong quản lý, chỉ huy của hiệu trưởng. Yếu tố thời gian dành cho công việc của hiệu trưởng được cho là mức
độ ảnh hưởng không nhiều với X 2, 69 cho thấy nếu có biện pháp quản lý tốt , khoa học thì dù thời gian của hiệu trưởng dành cho công việc ít nhưng hiệu quả công việc vẫn được duy trì tốt, không bị ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
2.4.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở
Để đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1, mẫu 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả là:
Bảng 2.16: Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến việc quản lý
TT Các yếu tố ảnh hƣởng
Cán bộ quản lý Giáo viên Chung
X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc
1 Nề nếp, ý thức của giáo viên. 35 2,92 3 54 2,92 4 89 2,92 4
2 Trình độ đào tạo và năng lực
chuyên môn của giáo viên. 36 2,87 4 50 2,97 2 86 2,94 2
3 Mức độ tâm huyết, say mê với
nghề nghiệp của đội ngũ GV. 36 3,00 1 51 3,00 1 87 3,00 1
4 Đời sống kinh tế, hoàn cảnh gia
đình của đội ngũ giáo viên. 35 2,45 7 50 2,66 7 85 2,58 7
5
Khả năng chuyên môn của giáo viên và việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên.
36 2,87 4 49 2,92 4 85 2,91 5
6
Năng lực, trách nhiệm, tâm huyết với công việc quản lý chuyên môn của phó hiệu trưởng
35 2,95 2 49 2,94 3 84 2,94 2
7
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phòng học bộ môn của trường THCS theo yêu cầu giai đoạn hiện nay.
36 2,81 6 50 2,89 6 86 2,87 6
Nhận xét: Kết quả bảng 2.16 cho chúng ta thấy những yếu tố khách quan
có ảnh hưởng rất nhiều tới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng với X 2,88; 7/7 = 100% các yếu tố khách quan đều có mức độ ảnh hưởng lớn với X>2,5; Theo đánh giá của cán bộ quản lý (X 2,83) thì mức độ ảnh hưởng thấp hơn đánh giá của giáo viên (X 2,90), nhưng độ chênh lệch không đáng kể.
Yếu tố khách quan được cho là ảnh hưởng nhất đó là: “Tâm huyết nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên”với X_ = 3,00; khẳng định sự nhất trí cao giữa cán bộ quản lý và giáo viên khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đối với hoạt động bồi dưỡng HSG.
Yếu tố khách quan được đánh giá có ảnh hưởng ít hơn đó là: “Điều kiện mức sống của cán bộ giáo viên” với X_ = 2,58; Trong đó theo đánh giá của cán bộ quản lý (X_ =2,45) thì mức ảnh hưởng thấp hơn so với đánh giá của giáo viên (X_ = 2,66). Trong điều kiện cuộc sống xã hội hiện nay, với tình hình kinh tế xã hội huyện Bình Liêu mức lương của đội ngũ giáo viên, so với giá cả tiêu dùng trên địa bàn nghiên cứu, thì việc đánh giá của cán bộ giáo viên về mức độ ảnh hưởng của đời sống giáo viên, đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG như vậy là đảm bảo tính khách quan, tương đối chính xác.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi của hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Bình Liêu
2.5.1. Những thành công, hạn chế trong hoạt động quản lý
2.5.1.1. Thành công
Qua kết quả phân tích trên đây cho thấy quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng trong các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Liêu, nhìn chung đã đạt kết quả tương đối tốt thể hiện:
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG đã trở thành yêu cầu bắt buộc hằng năm trước khi bước vào năm học mới;
Cơ bản đã phát huy tính tự giác, trách nhiệm của giáo viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, hồ sơ giáo án đầy đủ tương đối có chất lượng, việc kiểm tra đánh giá đảm bảo tính chính xác, công bằng…; Việc quản lý, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học góp phần thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông tương đối nghiêm túc, đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất để có đủ phòng thiết bị, thư viện và phòng học bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Các nhà trường đã thực hiện tốt công cuộc vân động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong chỉ đạo bồi dưỡng HSG. Đa số cán bộ giáo viên đã có ý thức tốt trong công việc của mình thực sự trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Công tác thi đua khen thưởng đã có những đổi mới thiết thực nhằm động viên tốt thầy và trò góp phần thúc đẩy phong trào dậy và học ở mỗi nhà trường.
2.5.1.2. Hạn chế
Tuy nhiên, qua phân tích đã bộc lộ một số hạn chế, nếu được khắc phục kịp thời sẽ tạo sự đồng bộ trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của Hiệu trưởng đó là:
Việc duyệt kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG vào tuần 1,2 hàng năm của hiêu trưởng còn hình thức, chưa có chất lượng, nhiều khi không tạo định hướng cho giáo viên. Đôi khi việc chỉ đạo, duy trì thực hiện kế hoạch không được thường xuyên trong suốt năm học;
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thăm lớp dự giờ còn rất ít, thậm chí không dự. Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra đánh giá học sinh còn rất ít, không thường xuyên kiểm tra hồ sơ, mà khoán cho phó hiệu trưởng, dẫn đến không sâu sát trong chỉ đạo quản lý thực hiện kế hoạch;
Việc ủy quyền cho tổ trưởng kí duyệt giáo án, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra hồ sơ chuyên môn và kiểm tra việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên chưa có hiệu quả, còn hình thức dẫn đến không phát huy được khả năng trách nhiệm của mình trong công việc quản lý;
Việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề bồi dưỡng hàng năm còn hình thức, chưa phát huy tác dụng thực sự trong việc nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn trong giảng dạy, trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG ở mỗi nhà trường.
2.5.2. Nguyên nhân thành công, hạn chế
2.5.2.1. Nguyên nhân thành công
Để có sự thành công trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng các trường THCS, cần sự huy động tổng hợp của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan của chủ thể quản lý, đối tượng và khách thể quản lý cũng như môi trường luôn biến động phức tạp để tạo thành, trong đề tài tác giả đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Do có sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu, có qui định cụ thể về hồ sơ của quản lý, của công tác bồi dưỡng và thường xuyên có tổ chức kiểm tra, thanh tra;
Đội ngũ cán bộ quản lý từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn đều nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa trong việc thực hiện kế hoạch, trách nhiệm của từng người trong việc thực hiện nhiệm vụ;
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm, có ý thức phấn đấu tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, đồng thời có trách nhiệm trong giảng dạy cũng như thực hiện nhiệm vụ của người thầy giáo;
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, nên cơ sở vật chất của nhà trường trung học cơ sở về cơ bản đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động dạy và học, trang thiết bị được đầu tư tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho giảng dạy và học tập của học sinh.
2.5.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG có hiệu quả, phải tìm được những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế như đã đề cập trên đây qua phân tích chúng ta thấy những hạn chế cơ bản là:
Việc phê duyệt kế hoạch và theo dõi, kiểm tra thực hiện trong suốt năm của hiệu trưởng chưa thành nề nếp. Công việc này đòi hỏi trước hết sự quan tâm của hiệu trưởng phải trực tiếp duyệt, có định hướng rõ ràng từng bước, thực tế hiện nay do nhà trường có nhiều công việc, nên hiệu trưởng không trực tiếp làm mà ủy quyền cho phó hiệu trưởng, dẫn đến hiệu trưởng không sâu sát, việc duy trì các hoạt động thường xuyên trong suốt năm học bị sao nhãng, kém hiệu quả;
Việc sinh hoạt chuyên đề nâng cao, dự giờ bồi dưỡng hầu hết hiệu trưởng hiệu phó không dự cùng, vì họ cho đây là việc của tổ, nhóm chuyên môn, hiệu trưởng chủ yếu quan tâm đến việc lớn của trường, ủy quyền chuyên môn cho hiệu phó, nhưng hiệu phó lại ủy quyền tiếp cho tổ trưởng, dẫn đến chất lượng bồi dưỡng chuyên môn chưa cao. Do đó cần có phương pháp quản lý của hiệu trưởng để quan tâm sâu sát hơn, thường xuyên nghiên cứu chương trình giảng dạy của cấp học, có sự tham gia trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhiều hơn;
Việc ủy quyền cho tổ trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra hồ sơ, giáo án, việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên không có hiệu quả;
Việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm trong cán bộ quản lý, trong giáo viên còn hình thức, không có giá trị đích thực trong các nhà trường. Có thể do qui định khắt khe, yêu cầu cao quá của bản sáng kiến kinh nghiệm về thể thức bài viết, hoặc do nhà trường chưa lập được hội đồng khoa học có tính thuyết phục nên không phân biệt được người làm thật, người khôn làm thật. Như vậy cần đến sự chỉ đạo quyết liệt và gương mẫu của hiệu trưởng nhà trường.
Kết luận chƣơng 2
Trong Chương 2 chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Bình Liêu, thực trạng hoạt động quản lý và bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả bồi dưỡng. Phân tích kỹ lưỡng về quản lý hoạt