Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 121)

quản lý, đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến yếu tố tác động giữa các biện pháp, khi thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng HSG góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi dưỡng học sinh giỏi

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và sẽ góp phần nâng cao giá trị, văn hóa và chất lượng giáo dục đào tạo của trường.

- Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lí của trường cũng như đội ngũ giáo viên hiểu nâng cao vai trò trách nhiệm của người thầy giáo trong nhà trường là người cung cấp tri thức, định hướng cho học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, phát triển nhân cách.

- Giúp giáo viên có động cơ, ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với những đổi mới hiện nay, đáp ứng những đòi hỏi chiếm lĩnh tri thức mới của học sinh.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Quán triệt các Nghị quyết của Đảng và nhà nước, Quy định của ngành Giáo dục và đào tạo và của nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với đặc thù của trường.

- Nhà trường muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, muốn khẳng định vị thế - uy tín- chất lượng của mình ở địa phương và trong khu vực trước tiên chúng ta phải chú trọng đến vấn đề đội ngũ cán bộ quản lý và giáo

chính trị đối với CBQL, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có chí hướng cầu tiến bộ.

Để thực hiện được điều đó, cần thực hiện các công việc sau:

- Đối với cán bộ quản lý: Tham mưu với phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện cơ cấu đầy đủ số lượng; rà soát và tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo cử các CBQL tham gia các lớp trung cấp chính trị, lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước về giáo dục. Đồng thời tăng cường trao đổi về nghiêp vụ quản lý, tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu giáo dục của nhà trường giữa các đồng chí quản lý để tìm được tiếng nói chung, sự đồng thuận và học hỏi lẫn nhau giữa các đồng chí quản lý trong nhà trường.

- Đối với giáo viên:

+ Hiệu trưởng nhà trường cần tuyên truyền sâu rộng cho giáo viên trong nhà trường hiểu được tầm nhìn, sứ mạng, giá trị, văn hóa nhà trường, đặc biệt là giá trị của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi để mỗi giáo viên nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong hoạt động giảng dạy phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Rà soát lại toàn bộ số lượng giáo viên của nhà trường về: Trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng truyền thụ, kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Để từ đó có kế hoạch, lập dự trù kinh phí kịp thời và có giải pháp tối ưu, tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện và hoàn thành tốt nhất công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên có cơ hội tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi, tích lũy kinh nghiệm,... phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả hơn.

3.2.2. Tăng cường công tác kế hoạch trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG để có cách nhìn tổng quát về hướng phát triển về bồi dưỡng HSG và tạo cho các cấp quản lý và GV khả năng xây dựng kế hoạch quản lý và dạy học khoa học. Tăng cường kỷ cương, nền

nếp trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học; nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch hoạt động chung của nhà trường theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. Chỉ chỉ đạo tốt việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của các bộ phận chuyên môn và các cá nhân, tập chung vào các kế hoạch chuyên đề có liên quan như:

- Xây dựng kế hoạch chung của nhà trường, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của giáo viên theo kế hoạch bồi dưỡng, và tuân thủ các qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, &ĐT và Phòng GD&ĐT;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo phân phối chương trình;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện giáo viên của nhà trường trong cả năm học;

Hiệu trưởng phải chỉ đạo quyết liệt tổ, nhóm chuyên môn hàng năm lập kế hoạch bồi dưỡng theo trình tự cụ thể và thực hiện các chức năng của nhà quản lý.

Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của giáo viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình, soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi…);

Việc thực hiện quản lý và xây dựng kế hoạch của hiệu trưởng được chia theo các giai đoạn sau:

* Giai đoạn Tiền kế hoạch

Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch hóa thường diễn ra ngay sau khi kết thúc năm học trước. Hiệu trưởng khi tổng kết năm học phải chuẩn bị cho năm học mới: Phác thảo hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, phần ưu tiên, sơ bộ định chuẩn đánh giá; Phác thảo những biện pháp lớn, tính toán tiềm năng của nguồn dự trữ và lòng mong muốn chủ quan; Sơ thảo bản kế hoạch thô đưa ra lấy ý kiến trong lãnh đạo, xin ý kiến cấp trên về vấn đề chiến lược. Giai đoạn này được tiến hành từ tháng 6,7,8 hàng năm.

* Giai đoạn Kế hoạch hóa

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý, có chức năng cơ bản là: Từ trạng thái xuất phát của nhà trường, căn cứ vào tiềm năng đã có và sẽ có, dự báo trạng thái kết thúc của đơn vị (những trạng thái trung gian), vạch rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động và hệ thống các biện pháp lớn, nhỏ nhằm đưa hệ đến trạng thái mong muốn vào cuối năm học mới. Như vậy bản kế hoạch gồm:

- Mô hình dự báo của nhà trường khi kết thúc năm học mới.

- Chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học mới (bao gồm cả mục đích, nội dung, phương pháp trong sự thống nhất).

Việc thực hiện bản kế hoạch là quyết định chất lượng quản lý. Do đó hiệu trưởng nhà trường phải tiến hành theo hai bước cơ bản là: Soạn thảo kế hoạch và duyệt nội bộ có như vậy thì bản kế hoạch sẽ có tính khả thi cao hơn.

Để soạn thảo kế hoạch được tốt thì hiệu trưởng trên cơ sở dự báo mục tiêu, phân loại, định chuẩn đánh giá, lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu tương ứng để có thể huy động toàn bộ lực lượng, tận dụng các nguồn lực tham gia vào suốt thời gian thực hiện kế hoạch.

Khi

môn và toàn thể giáo viên. Kế hoạch là tổng hợp ý kiến tham gia đóng góp của các thành viên, đồng thời cũng là những mệnh lệnh của chỉ huy yêu cầu các thành viên phấn đấu thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Do đó khi thảo luận, có ý kiến phản biện nó sẽ đưa ra những biện pháp sát thực tế, giúp làm tăng nhận thức, ý thức tự giác tham gia của mọi người trong nhà trường.

Hiệu trưởng dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường, phân công các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế

hoạch chuyên đề :

- Đặc điểm, tình hình của nhà trường khi bước vào năm học mới;

- Công việc được giao và phương hướng hoạt động, những giải pháp cụ thể, thời gian thực hiện theo tuần, tháng, học kỳ;

- Những qui định của ngành về thực hiện qui chế chuyên môn;

- Các chỉ tiêu phấn đấu: Chất lượng học sinh; danh hiệu thi đua của giáo viên; các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm của tổ; công tác bồi dưỡng giáo viên…

- Các kế hoạch của các tổ chuyên môn, cá nhân cũng phải xây dựng gần tương tự các bước nêu trên. Đối với kế hoạch cá nhân của giáo viên phải cụ thể hóa chất lượng học sinh ở lớp mình giảng dạy; các chỉ tiêu về hoạt động tập thể, chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng HSG…Thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường như phổ cập, hướng nghiệp dạy nghề. Đặc biệt là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phải thể hiện rõ những mục tiêu đạt được, những lộ trình và giải pháp bồi dưỡng cụ thể từng học kỳ, từng tháng, từng tuần.

- Kế hoạch hoạt động của cá nhân phải được tổ trưởng, Ban giám hiệu ký duyệt cụ thể, kế hoạch hoạt động của cá nhân được lưu trong hồ sơ quản lý của nhà trường và của tổ chuyên môn trong năm học.

3.2.2.3. Các điều kiện thực hiện

Để thực hiện được biện pháp quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG, trước tiên hiệu trưởng phải chủ động, có kế hoạch, dự kiến, dự báo kế hoạch năm học mới ngay sau khi kết thúc năm học:

- Có đội ngũ cán bộ quản lý có đủ khả năng để xây dựng kế hoạch, triển khai xây dựng kế hoạch của các cá nhân;

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ huy của đội ngũ cán bộ quản lý đến các thành viên trong hội đồng nhà trường. Duy trì sự quản lý, chỉ đạo này một cách thường xuyên trong suốt thời gian năm học, có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.

- Nhà trường phải có các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và giáo viên đủ tiêu chuẩn, tâm huyết trách nhiệm với nghề nghiệp.

3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy, trong việc giáo dục học sinh, có điều kiện cập nhập kiến thức trong quá trình giảng dạy;

Giúp cho giáo viên có ý thức tìm tòi đổi mới phương pháp, say sưa, sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Phát động và tổ chức tốt việc thực hiệ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Tổ chức tuyên truyền, động viên, khích lệ những giáo viên có năng lực có sáng tạo, linh hoạt chủ động, có ý thức, tự tìm tòi học hỏi, tự phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những sáng kiến có giá trị thực tế áp dụng được vào thực tiễn công tác giảng dạy ở nhà trường.

Ban giám hiệu nhà trường thống nhất với các tổ, nhóm chuyên môn, bàn bạc lên kế hoạch bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng của Vụ giáo dục thường xuyên Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành hàng năm tùy theo tình hình đội ngũ của nhà trường để bổ sung nội dung bồi dưỡng.

Có xây dựng kế hoạch chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ bồi dưỡng HSG, phân công cụ thể cho từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ, nhóm về phương pháp, cách thức, trình tự triển khai những bài khó, những phương tiện cần sử dụng trong bài. Những chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy; Giáo viên được phân công chủ động nghiên cứu, nêu vấn đề để bàn bạc thảo luận đi đến thống nhất chung.

Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng chỉ đạo (hoặc phân công cho hiệu phó chuyên môn phụ trách trực tiếp) tổ chuyên môn bàn bạc lập kế hoạch, phân công các thành viên trong nhóm chọn nội dung để viết sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề đổi mới trong năm học. Phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm, viết chuyên đề bồi dưỡng là việc làm bắt buộc đối với cán bộ giáo viên, thì công việc mới được coi trọng, thực hiện nghiêm túc tránh hình thức, do đó cần cải tiến cách viết, đề xuất sáng kiến sao cho chất lượng, hiệu quả;

Cần có qui định cụ thể trong bản kế hoạch cá nhân hang năm phải đăng kí vấn đề cần đổi mới trong từng chuyên đề, nội dung tự học, tự bồi dưỡng, đăng kí sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề… đồng thời hiệu trưởng hoặc phân công cho các phó hiệu trưởng theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện từng tuần, tháng, học kì; Tất cả cán bộ giáo viên cần có sổ tự học, tự bồi dưỡng.

3.2.3.3. Các điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường chủ động xây dựng được kế hoạch hoạt động của cá nhân hiệu trưởng và của cả nhà trường ngay từ đầu năm học, từ đó mới triển khai cho các giáo viên và có yêu cầu cụ thể về việc triển khai, kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành trong từng thời điểm, của mỗi cá nhân;

Tổ chuyên môn phải có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện công việc như tổ chức chuyên đề, thao giảng, ngoại khóa có đánh giá rút kinh nghiệm kịp

thời, từ đó sẽ thu hút được sự tham gia nhiệt tình trách nhiệm của mọi thành viên trong tổ mình.

Nhà trường thành lập Hội đồng khoa học đủ khả năng đánh giá đúng tác dụng của các sáng kiến kinh nghiệm, các chuyên đề bồi dưỡng đồng thời chỉ ra được những tồn tại của các bản sáng kiến chưa tốt, khi đó mọi người sẽ tham gia với tinh thần trách nhiệm và tự giác hơn.

Mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm đều phải có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên trong giảng dạy, trong làm việc, có ý thức xây dựng uy tín của nhà trường đối với nhân dân, đối với phụ huynh học sinh.

Nhà trường phải có đủ những điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập của thầy và trò, có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương và của ngành giáo dục.

3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Lựa chọn chính xác giáo viên có đầy đủ phẩm chất năng lực để thực hiện hiệu quả các mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi.

Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được học hỏi thường xuyên, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, trong việc giáo dục học sinh, có điều kện cập nhật kiến thức trong quá trình giảng dạy.

Giúp Ban giám hiệu nắm bắt được trình độ, ý thức tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức, khả năng tự học tự vươn lên về chuyên môn của mỗi giáo viên trong các tổ, từ đó có biện pháp chỉ đạo tốt hơn trong hoạt động tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)