Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 79)

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy, trong việc giáo dục học sinh, có điều kiện cập nhập kiến thức trong quá trình giảng dạy;

Giúp cho giáo viên có ý thức tìm tòi đổi mới phương pháp, say sưa, sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Phát động và tổ chức tốt việc thực hiệ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Tổ chức tuyên truyền, động viên, khích lệ những giáo viên có năng lực có sáng tạo, linh hoạt chủ động, có ý thức, tự tìm tòi học hỏi, tự phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những sáng kiến có giá trị thực tế áp dụng được vào thực tiễn công tác giảng dạy ở nhà trường.

Ban giám hiệu nhà trường thống nhất với các tổ, nhóm chuyên môn, bàn bạc lên kế hoạch bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng của Vụ giáo dục thường xuyên Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành hàng năm tùy theo tình hình đội ngũ của nhà trường để bổ sung nội dung bồi dưỡng.

Có xây dựng kế hoạch chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ bồi dưỡng HSG, phân công cụ thể cho từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ, nhóm về phương pháp, cách thức, trình tự triển khai những bài khó, những phương tiện cần sử dụng trong bài. Những chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy; Giáo viên được phân công chủ động nghiên cứu, nêu vấn đề để bàn bạc thảo luận đi đến thống nhất chung.

Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng chỉ đạo (hoặc phân công cho hiệu phó chuyên môn phụ trách trực tiếp) tổ chuyên môn bàn bạc lập kế hoạch, phân công các thành viên trong nhóm chọn nội dung để viết sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề đổi mới trong năm học. Phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm, viết chuyên đề bồi dưỡng là việc làm bắt buộc đối với cán bộ giáo viên, thì công việc mới được coi trọng, thực hiện nghiêm túc tránh hình thức, do đó cần cải tiến cách viết, đề xuất sáng kiến sao cho chất lượng, hiệu quả;

Cần có qui định cụ thể trong bản kế hoạch cá nhân hang năm phải đăng kí vấn đề cần đổi mới trong từng chuyên đề, nội dung tự học, tự bồi dưỡng, đăng kí sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề… đồng thời hiệu trưởng hoặc phân công cho các phó hiệu trưởng theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện từng tuần, tháng, học kì; Tất cả cán bộ giáo viên cần có sổ tự học, tự bồi dưỡng.

3.2.3.3. Các điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường chủ động xây dựng được kế hoạch hoạt động của cá nhân hiệu trưởng và của cả nhà trường ngay từ đầu năm học, từ đó mới triển khai cho các giáo viên và có yêu cầu cụ thể về việc triển khai, kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành trong từng thời điểm, của mỗi cá nhân;

Tổ chuyên môn phải có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện công việc như tổ chức chuyên đề, thao giảng, ngoại khóa có đánh giá rút kinh nghiệm kịp

thời, từ đó sẽ thu hút được sự tham gia nhiệt tình trách nhiệm của mọi thành viên trong tổ mình.

Nhà trường thành lập Hội đồng khoa học đủ khả năng đánh giá đúng tác dụng của các sáng kiến kinh nghiệm, các chuyên đề bồi dưỡng đồng thời chỉ ra được những tồn tại của các bản sáng kiến chưa tốt, khi đó mọi người sẽ tham gia với tinh thần trách nhiệm và tự giác hơn.

Mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm đều phải có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên trong giảng dạy, trong làm việc, có ý thức xây dựng uy tín của nhà trường đối với nhân dân, đối với phụ huynh học sinh.

Nhà trường phải có đủ những điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập của thầy và trò, có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương và của ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)