Để đánh giá hoạt động quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả thu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý kế hoạch hoạt động bồi dƣỡng HSG
TT Các biện pháp quản lý Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện X Thứ bậc X Thứ bậc 1
Quán triệt đến các cán bộ - giáo viên về nhiệm vụ năm học, kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch bồi dưỡng HSG…
85 2,56 1 85 2,42 1
2 Phân công chuyên môn cho giáo viên đảm
bảo tính công bằng, hợp lý, khoa học. 81 2,51 2 87 2,40 2
3 Thống nhất với tổ chuyên môn về mẫu kế
hoạch và kế hoạch cá nhân. 82 2,50 4 81 2,25 3
4
Chỉ đạo các tổ chuyên môn và các giáo viên xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng chuyên đề.
82 2,48 5 84 2,25 3
5 Hiệu trưởng duyệt kế hoạch với tổ trưởng
chuyên môn vào tuần 1, 2 của năm học. 83 2,45 6 82 2,15 5
6 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch và thường
xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. 81 2,51 2 89 2,05 6
Nhận xét: Kết quả của bảng 2.7 cho thấy nhận thức của CBQL, giáo viên
về tầm quan trọng của quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG được đánh giá tốt X 2,50. Để hoạt động bồi dưỡng HSG có hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch và quản lý chất lượng công việc theo kế hoạch là cách làm khoa học, hiện đại và cần thiết. Tuy nhiên mức độ thực hiện chỉ đạt trung bình X 2, 25 là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Khi khảo sát thực trạng, chúng tôi thấy ở cả hai mức độ, cán bộ quản lý đánh giá cao hơn giáo viên.Điều này hoàn toàn hợp lý, do cán bộ quản lý là người thường xuyên phải quan tâm và phải có kế hoạch để chỉ đạo tổ trưởng và giáo viên xây dựng kế hoạch.
Mức độ thực hiện các nội dung quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG đạt ở mức độ không đồng đều (2,05 <X < 2,42); Biện pháp thực hiện tốt nhất là “Quán triệt đến CB - GV về nhiệm vụ năm học và kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch bồi dưỡng HSG ...” với X 2, 42. Hai biện pháp được đánh giá có mức độ thực hiện thấp, đó là: “Duyệt kế hoạch với tổ trưởng chuyên môn vào tuần 1,2 của năm học” với X 2,15 và “Chỉ đạo thực hiện kế hoạch và thường xuyên kiểm tra,đánh giá,rút kinh nghiệm” với X 2, 05. Với kết quả này chứng tỏ Hiệu trưởng cần sắp xếp công việc, dành thời gian duyệt kế hoạch hoạt động chu đáo, kế hoạch cụ thể thiết thực là điều kiện quan trọng cho quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG. Mặt khác, Hiệu trưởng cần chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch, đặc biệt là khâu tổ chức kiểm tra - đánh giá - rút kinh nghiệm để kế hoạch thực hiện tốt hơn. Kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản của quản lý, song với kết quả khảo sát trên yêu cầu nhà quản lý cần chỉ đạo sát sao hơn việc thực hiện theo kế hoạch.
Biện pháp 2: “Phân công chuyên môn ở các tổ đảm bảo tính công bằng, hợp lý, khoa học” đạt X 2, 40 đã cho thấy Hiệu trưởng phải làm tương đối tốt trách nhiệm phân công đúng người, đúng việc để phát huy được năng lực chuyên môn của giáo viên. Biện pháp 1, 2, 3, 4 đã có tác dụng giúp giáo viên
nắm được nhiệm vụ năm học của nhà trường. Việc hướng dẫn mẫu kế hoạch cho tổ, yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch chi tiết là việc làm mới (X 2, 25). Cần thực hiện tốt hơn những biện pháp này để tạo thói quen làm việc khoa học, có kế hoạch đối với các thành viên của tổ.
Với kết quả trên cho thấy biện pháp này cần được chú trọng làm tốt hơn nữa bởi nó là sự định hướng cụ thể, khoa học để hoạt động bồi dưỡng HSG hiệu quả hơn, giúp Hiệu trưởng chủ động công việc. Thứ bậc của mức độ thực hiện chưa phù hợp với thứ bậc nhận thức về mức độ quan trọng của các biện pháp. Vấn đề này các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm, để chỉ đạo hoạt động này thường xuyên, liên tục.