SƠ ĐỒ 2.6 : TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC
NHẬT KÝ CHUNG TẠI DNTN VIỆT THẮNG
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ( Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán GTGT, giấy báo nợ, giấy báo có…) đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ , kế toán viên phụ trách từng phần hành tiến hành ghi nghiệp vụ phát sinh vào các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan bao gồm: Sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết tài sản cố định, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết công nơ phải thu, sổ chi tiết công nợ phải trả, sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết thành phẩm, sổ quỹ..
Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết các kế toán viên tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết ( Bảng kê nhập xuất tồn thành phẩm, bảng kê nhập xuất tồn nguyên vật liệu …). Sau đó chuyển lên cho kế toán trưởng kiêm kế toán thanh toán vào chữ T lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã cân đối kế toán trưởng tiến hành lấy số liệu từ bảng tổng hợp chi tiết và sơ đồ chữ T để vào đồng thời sổ nhật ký chung và sổ cái.
Cuối năm kế toán trưởng cộng số liệu trên sổ cái để lập báo cáo tài chính.
CHỨNG TỪ GỐC
SỔ
KẾ TOÁN CHI TIẾT
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SƠ ĐỒ CHỮ T BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH SỔ CÁI SỔ NHẬT KÝ CHUNG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Ghi cuối năm :
Nhận xét:
Doanh nghiệp lựa chọn hình thức sổ nhật ký chung là phù hợp với đặc điểm sản xuất của một doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuận tiện cho các kế toán với trình độ vừa.
Tuy nhiên trình tự ghi sổ kế toán của doanh nghiệp chưa đúng với chuẩn mực kế toán. Theo chuẩn mực kế toán Sổ nhật ký chung là sổ kế toán căn bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các nghiệp vụ đó, và làm căn cứ để ghi sổ cái. Nhưng tại doanh nghiệp sổ nhật ký chung được sử dụng như một sổ tổng hợp các nghiệp vụ, và được ghi đồng thời với sổ cái vào cuối tháng
Ngoài ra trong trình tự ghi sổ của doanh nghiệp hoàn toàn không có quan hệ đối ứng do đó không đảm bảo được tính chính xác.