Biển Viêt Nam nằm trong hai ngư trường quan trọng của thế giới là ngư trường Tây–Bắc Thái Bình Dương (Vịnh Bắc Bộ) và Trung – Tây Thái Bình Dương (biển miền Trung và miền Nam). Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) thì ngư trường
Tây –Bắc Thái Bình Dương là ngư trường có sản lượng lớn nhất hiện nay, chiếm tơi 27% sản lượng khai thác hải sản của thế giới ngư trường Trung – Tây Thái Bình Dương hiện đang đứng thứ 4 về sản lượng khai thác hải sản của thế giới.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, với bờ biển dài hơn 3000 km, đây chính là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho ngành thủy sản của Viêt Nam phát triển. Nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, từ đó tạo điều kiện cho ngành chế biến thủy sản phát triển.
Xí nghiệp chế biến hải sản Việt Thắng nằm trong địa bàn có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở ven biển miền Trung, có chiều dài bờ biển khoảng 385 km, tổng diện tích mặt nước khai thác có hiệu quả khoảng 2 triệu ha. Khánh Hòa có rất nhhieeuf vùng vịnh: Nha Phu, Cam Ranh, Đại Lãnh…. ở đây có thủy triều kết hợp với các dòng hải lưu hoạt động quanh năm và thay đổi theo mùa tạo ra các dòng nước trồi cung cấp nguồn thức ăn cho các sinh vật phù du và các loài hải sản khác. Theo kết quả của viện nghiên cứu biển và nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ Thủy Sản thì biển Khánh Hòa có trữ lượng khoảng 92.000 tấn đến 100.000 tấn và có khả năng khai thác khoảng 40.000 tấn mỗi năm. Với sự phát triển mạnh của ngành khai thác thỷ
sản, hiện nay số tàu đánh bắt thủy sản của Khánh Hòa chiếm 8% tổng số lượng tàu đánh bắt trong cả nước. Ngành đánh bắt, khai thác thủy hải sản phát triển nhanh chóng không những cung cấp đủ cho nhu cầu thực phẩm thuy sản tươi, sống cho nhân dân trong tỉnh mà còn cung cấp cho các nhà máy đông lạnh, các công ty chế biến thủy sản trong tỉnh.
Bên cạnh đó ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và tại Khánh Hòa nói riêng cũng rất phát triển và đang mang lại hiệu quả rất lớn. Với tổng diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản lên tới trên 21.000 ha, trong đó diện tích nuôi trồng hơn 5.600 ha, chủ yếu là nuôi tôm. Hiện nay tại Khánh Hòa cũng cố một đội ngũ cán bộ kĩ thuật có tay nghề cao, cùng với điều kiện môi trường sinh thái ổn định, hầu như không xảy ra bão lụt….Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản như: tôm hùm, tôm sú, các loại cá và nhuyễn thể khác.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây sự phát triển ồ ạt của ngành khai thác cũng như nuôi trồng thủy sản đã tạo ra không ít những khó khăn, thách thức cho chính ngành thủy sản. Hiện nay nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ đang có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước thủy sản đánh bắt. Theo thống kê của tiến sĩ Nguyễn Văn Chiêm (viện quy hoạch và phát triển thủy sản) thì ngành thì ngành khai thác thuy sản Viêt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, song đã có những báo động về số lượng và chất lượng của thủy sản được khai thác.
Sản lượng thủy sản khai thác được hàng năm tuy mới bằng 75% – 80% khả năng cho phép, song ở một số vùng biển có độ sâu dưới 30 mét nước (khu vực khai thác chính hiện nay) đã vượt qua giới hạn cho phép từ 10% 12%.
Số lượng loài động vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao đang bị đe dọa, tăng 9 lần so với năm 1990. Hiện nay số lượng loài động thực vật quý hiếm và đang bi đe dọa tuyệt chủng có mặt ở vùng ven biển Việt Nam là 241 loài.
Tỷ lệ thủy sản chưa trưởng thành khai thác được trong một mẻ lưới chiếm từ 25% - 40% sản lượng khai thác, trong khi tỷ lệ cho phép là 15%.
Năng suất một só nghề khai thác thủy sản ( vây, mành đèn, chà, vó kết hợp với ánh sáng…) giảm từ 30% - 60% so với trước năm 1986.
Nguồn lợi thủy sản( nước ngọt) tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung hầu như cạn kiệt, đối với Nam Bộ sản lượng khai thác được hàng năm chỉ bằng 50% so với trước năm 1975.
Ô nhiễm môi trường biển và ven biển nhiều thông số vượt quá giới hạn cho phép từ 2 đến 2,5 lần.
Song song với sự giảm sút về sản lượng và chất lượng của hải sản trong ngành khai thác do sự khai thác ồ ạt, không có quy hoạch và kế hoạch khai thác hợp lí thì trong một số năm trở lại đây ngành nuôi trồng thủy sản cũng bắt đầu có những dấu hiệu đáng báo động, đó là tình trạng thủy sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh, hoặc năng suất nuôi trồng ngày một giảm sút, chất lượng thủy sản nuôi trông cũng không đáp ứng được các tiêu chẩn vệ sinh... Đây là một thách thức không nho đối với ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng và đơi với toàn bộ ngành thủy sản nối chung, mà muốn giả quyết được vấn đè này cần có một tầm nhìn dài hạn của các nhà quy hoạch trong ngành thủy sản.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của tổ chức FAO thì môi trường tự nhiên của biển Việt Nam nói chung và của Khánh Hòa nói riêng vẫn còn rát nhiều tiềm năng và rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản. Đây cũng là một điều kiện rất tốt để cho sự ổn định và phát triển của xí nghiệp chế biến hải sản Việt Thắng và của các doanh nghiệp chế biến hải sản khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.