(trường các số hữu tỷ, ND) vẫn được tiếp tục trên jacobi của một đường cong được xác định bởi nhóm con đồng dư của một nhóm modula là hợp lý không Tôi đã trả lờ

Một phần của tài liệu Bài toán cuối cùng của phéc ma (Trang 72 - 74)

xác định bởi nhóm con đồng dư của một nhóm modula là hợp lý không. Tôi đã trả lời ông ta rằng, tôi không thấy bất cứ lý do nào để phản bác lại điều đó, vì tập hợp này và tập hợp kia đều không đếm được, nhưng tôi cũng chẳng có căn cứ nào để ủng hộ giả thuyết này."

Mặc dù vậy, Weil đã viết "Shimura hỏi tôi", chứ không phải là "Shimura nói với tôi", khi nói đến mệnh đề chính là giả thuyết của Shimura. Weil đã công bố một số bài báo liên quan và trong khi ông ta không tin vào lý thuyết của Shimura thì chính tên ông ta lại gắn với lý thuyết đó. Sự nhầm lẫn đã mặc nhiên tồn tại khi các nhà toán học nhắc đến những công trình của các nhà toán học khác trong các bài báo của mình, và việc trích dẫn sai xảy ra đến tận bây giờ khi các tác giả hiểu biết không thật cặn kẽ về lịch sử toán học đã gọi là giả thuyết Weil-Taniyama, mà lẽ ra phải gọi là giả thuyết Shimura-Taniyama thì mới đúng. Weil có vẻ thích thú vì sự liên quan của mình với một lý thuyết quan trọng, trong khi chính ông ta lại không tin vào nó, song hầu hết các nhà toán học cho rằng giả thuyết này sẽ được chứng minh vào một ngày nào đó trong tương lai.

Cùng với nhiều thập niên trôi qua, ngày càng có nhiều lý do hơn để chứng tỏ sự tồn tại của mối liên hệ. Một khi giả thuyết được chứng minh, nó sẽ là một lý thuyết toán học quan trọng. Weil đã nghiên cứu xung quanh giả thuyết này và không bao giờ để cho các kết quả của mình quá xa mối liên hệ có thể có giữa các dạng modula của mặt phẳng phức và các đường cong elliptic của các phương trình của Diophantine. Và đến khi hiểu rõ ràng hơn, ông ta giữ kín không đề cập đến Shimura và vai trò cực kỳ quan trọng của nhà toán học này trong suốt gần hai thập niên đã qua. Thế rồi ông ta tán dương Shimura một cách rất tự nhiên trong khi đàm thoại thông thường nhưng lại chỉ nói về Shimura một cách thoáng qua trong một bài báo đã được công bố. Trong khi đó, ở Pháp, Serre cũng tích cực góp phần vào việc quy kết sai lầm. Ông ta đã cố gắng hết sức nhằm gắn tên tuổi André Weil với giả thuyết thay cho tên tuổi của Goro Shimura.

"Một bài tập dành cho bạn đọc quan tâm"

Vào năm 1967 André Weil công bố một bài báo bằng tiếng Đức, trong đó ông ta viết:

[19]

"Những điều này, tức là những điều đối với mọi đường cong xác định trên Q, có đúng như vậy không, thì tại thời điểm này vẫn còn rất mơ hồ và có thể xem như là một bài tập dành cho bạn đọc quan tâm".

(nguyên văn bằng tiếng Đức)

Đoạn trích này đề cập đến các đường cong elliptic trên các số hữu tỷ (chúng được các nhà toán học ký hiệu bằng chữ Q), còn "sich so verhalten" (tiếng Đức) ở đây ám chỉ các dạng modula, tức là nói tới giả thuyết của Shimura. Nhưng ở đây một lần nữa Weil không gắn lý thuyết này với người khởi xướng ra nó. Mãi 12 năm sau ông ta mới làm điều đó và thậm chí chỉ viết "Shimura có hỏi tôi..." như chúng ta đã thấy. Trong bài báo bằng tiếng Đức nêu trên, Weil cho giả thuyết là "mơ hồ" và khi đó ông ta đã làm cái việc lạ kỳ. Rất giản đơn, ông ta quy giả thuyết này thành một bài tập giành cho bạn đọc quan tâm (theo nguyên văn tiếng Đức). "Một bài tập dành cho bạn đọc quan tâm" này làm cho một trong số

những nhà toán học tài ba nhất thế giới phải làm việc liên tục suốt bảy năm trời để cố tìm lời giải. Khi một nhà toán học ra bài tập về nhà và yêu cầu học sinh chứng minh một định lý nào đó thì thường người ấy đã có một cách chứng minh nào đó của định lý và tất nhiên phải tin chắc rằng định lý là đúng chứ không phải "mơ hồ" như Weil đã mô tả.

Đã từng có một câu chuyện cũ kể rằng một giáo sư toán học nói với cả lớp "điều này là hiển nhiên'' khi đề cập đến một khái niệm nào đó. Lớp học trở nên bối rối vì điều đó chẳng hiển nhiên chút nào. Cuối cùng một sinh viên dũng cảm giơ tay và hỏi "Vì sao ạ?". Thế là, vị giáo sư bắt đầu vẽ vẽ, viết viết lên mép bảng bằng một tay, còn tay kia che những dòng chữ đó, rồi xóa hết những gì ông vừa làm. Sau khoảng mười phút kín đáo làm nháp, vị giáo sư xóa sạch bảng rồi thông báo với cả lớp đang thần mặt ra: "Đúng vậy, điều này là hiển nhiên".

Một phần của tài liệu Bài toán cuối cùng của phéc ma (Trang 72 - 74)