Alexandri a phần Ai Cập thuộc Hy Lạp, khoảng năm

Một phần của tài liệu Bài toán cuối cùng của phéc ma (Trang 27 - 28)

Nhà toán học Diophantus sống ở Alexandria vào khoảng năm 250. Mọi điều chúng ta biết được về cuộc đời Diophantus là dựa vào đoạn văn dưới đây trích dẫn từ tuyển tập Hợp tuyển Palatine. Tuyển tập này được viết vào khoảng một thế kỷ sau khi Diophantus mất [7] .

"Đây là ngôi mộ chôn cất thi hài của Diophantus. Ngôi mộ này rất đặc biệt vì những con số dưới đây sẽ cho mọi người biết một phần cuộc đời ông :

Một phần sáu cuộc đời là tuổi ấu thơ hạnh phúc. Sau một phần mười hai tiếp theo của cuộc đời ông đã bắt đầu mọc lơ thơ những sợi ria. Phải trải qua một phần bảy cuộc đời nữa ông mới lấy vợ. Sau đó là năm năm đầy hạnh phúc và ông có một đứa con trai. Chao ôi, cậu bé thật đáng yêu song cũng thật bất hạnh. Khi cậu lớn lên và lúc tuổi cậu bằng

nửa tuổi cha mình thì định mệnh lại lạnh lùng cướp cậu đi. Ông đã quên dần nỗi đau trong suốt bốn năm còn lại của cuộc đời mình. Di sản bằng những con số này đã kể cho ta hay về toàn bộ cuộc đời ông".

(Nếu bạn làm một phép tính suy luận, bạn sẽ tìm được câu trả lời là 84).

Diophantus sống vào thời gian nào thì chưa ai khẳng định chắc chắn. Chúng ta chỉ có thể dựa vào hai chi tiết đáng chú ý để có thể xác định khoảng thời gian mà Diophantus sống. Thứ nhất, trong các bài viết của mình, ông đã trích dẫn Hypsicles, người mà chúng ta biết là đã sống vào khoảng năm 150 trước Công nguyên. Thứ hai, Theon (người xứ Alexandria) đã trích dẫn Diophantus. Thời gian Theon sống được ghi lại tường tận vì thời đó có hiện tượng nhật thực xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 364. Vậy thì chắc chắn là Diophantus sống sau năm 150 trước Công nguyên nhưng trước năm 364. Và, có phần nào đó hơi tùy tiện, các học giả xếp ông vào giai đoạn những năm 250.

Diophantus đã viết cuốn Số học, trong đó ông phát triển các khái niệm đại số và đưa ra một lớp phương trình. Đó là các phương trình Diophantine ngày nay đang được dùng trong toán học. Ông đã viết mười lăm cuốn sách nhưng đến thời chúng ta chỉ còn lại có sáu cuốn. Những cuốn kia đã bị mất trong vụ hỏa hoạn thiêu hủy thư viện khổng lồ ở Alexandria, một thư viện có bộ sưu tập sách đồ sộ nhất vào thời kỳ Cổ Đại. Những cuốn còn lại nằm trong số các văn bản tiếng Hy Lạp cuối cùng đã được dịch. Bản dịch tiếng La tinh sớm nhất tìm thấy được xuất bản năm 1575. Còn bản sao mà Fermat có là bản do Claude Bachet dịch năm 1621. Đó là chương 8 trong cuốn II của Diophantus. Trong chương này Diophantus đặt vấn đề tìm cách phân tích một số chính phương thành tổng hai số chính phương. Đây cũng là vấn đề Pythagoras quan tâm và lời giải cho vấn đề này đã được người Babylon biết từ 2000 năm trước. Chính vấn đề này cũng đã gợi ý cho Fermat viết lên lề trang sách định lý cuối cùng nổi tiếng của mình. Các thành tựu toán học của Diophantus và những người cùng thời ông là niềm tự hào cuối cùng của người Hy Lạp cổ đại.

Một phần của tài liệu Bài toán cuối cùng của phéc ma (Trang 27 - 28)