Quyết toán kinh phí.
2.2.2. Đối với hoạt động sự nghiệp có thu.
- Hoạt động tài chính của các Trung tâm được thực hiện theo luật ngân sách Nhà nước, Luật kế toán, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Nghị định qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập, Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Đối với Trung tâm Thanh thiếu niên Miền Bắc:
Các nguồn thu của Trung tâm từ tổ chức các hoạt động dịch vụ của Trung tâm: Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ: văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các lớp tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng năng khiếu về văn hoá nghệ thuật, ngoại ngữ, tin học …Nguồn thu từ các hợp đồng liên kết khai thác cơ sở vật chất tại trụ sở của Trung tâm. Các nguồn thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
nhiệm vụ, chương trình kế hoạch công tác được giao (chi cho người lao động, chi phí quản lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi mua sắm TSCĐ…); Chi mua sắm trang thiết bị, tài sản, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định. Chi công tác phí cho cán bộ đi cơ sở. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng các dự án, bảo vệ các chương trình mục tiêu quốc gia. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được giao. Các khoản chi khác (nếu có).
Đối với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Thanh niên nông thôn:
Nguồn thu sự nghiệp: Nguồn thu từ các hoạt động tư vấn, dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học kỹ thuật đào tạo.... Nguồn thu từ các hợp đồng liên kết sản xuất, dịch vụ khai thác lợi thế cơ sở vật chất của Trung tâm. Nguồn thu từ sự ủng hộ của các tập thể, cá nhân, cơ quan trong nước và nước ngoài cho Trung tâm. Các nguồn thu sự nghiệp khác của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi của Trung tâm: Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác được giao (chi cho người lao động, chi phí quản lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi mua sắm tài sản cố định, chi hoa hồng, phí môi giới..). Chi cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ, chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm. Chi mua sắm trang thiết bị, tài sản, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được Trung ương Đoàn giao. Các khoản chi khác (nếu có).
Các Trung tâm tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo các quy định của Nhà nước và Trung ương Đoàn áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật của Nhà nước và của Trung ương Đoàn về những quyết định thu, chi, quản lý sử dụng vốn, tài sản và thực hiện các chế độ chính sách với người lao động của Trung tâm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Trung ương Đoàn. Đối với các nguồn thu từ hoạt động SXKD và dịch vụ, các giám đốc trung tâm được phép quyết định
thu- chi trên nguyên tắc thu bù chi và có tích lũy.
Đối với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Hoạt động tài chính của Học viện được thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước, Luật kế toán, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT- BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các quy định của Nhà nước, Trung ương Đoàn áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập.
Học viện tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
• Nguồn thu sự nghiệp bao gồm:
Nguồn thu học phí, lệ phí từ người học theo quy định của Nhà nước. Nguồn thu từ các hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo, NCKH.
Nguồn thu từ hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động sự nghiệp. • Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật gồm:
Nguồn thu từ tài trợ, viện trợ, quà tặng, sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Học viện.
Các nguồn thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đầu tư, mua sắm, Học viện được phép huy động các nguồn tài chính khác như vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn góp của các tổ chức và cá nhân theo đúng quy định hiện hành.
Các khoản chi của Học viện
Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác được giao (chi cho người lao động, quản lý hành chính, hoạt động nghiệp vụ…). Chi thực hiện các đề tài NCKH, chương trình, dự án, thực hiện đơn đặt hàng… Chi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của Học viện. Chi mua sắm trang thiết bị, tài sản, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự
án đầu tư theo quy định. Chi thực hiện hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được Trung ương Đoàn giao. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản: Trung ương Đoàn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng tài sản và hoạt động về tài chính đối với Học viện theo phân cấp quản lý đúng với quy định hiện hành của Nhà nước và Trung ương Đoàn.
Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ban Bí thư Trung ương Đoàn về những quyết định thu, chi, quản lý sử dụng vốn, tài sản và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động của Học viện.
* Xử lý chênh lệch đối với hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước:
Chênh lệch thu chi được xử lý vào cuối mỗi năm tài chính được trích lập các quỹ hoạt động. Việc trích lập các quỹ do Giám đốc quyết định trên cơ sở đề nghị của Phòng Kế toán- tài chính và được thực hiện theo trình tự sau:
+ Trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp theo mức trích quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006.
+ Trích lập hai Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi tối đa không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm.
+ Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
* Xử lý chênh lệch đối với hoạt động SXKD, dịch vụ:
Chênh lệch thu chi của hoạt động SXKD, dịch vụ được xử lý vào cuối mỗi năm tài chính được thực hiện gồm hai nghiệp vụ chính là nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ hoạt động.
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 25% chênh lệch thu chi cho các hoạt động: Phải thu cho thuê ký túc xá, cung cấp dịch vụ: văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các lớp tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng năng khiếu theo chuyên đề … Nguồn thu từ các hợp đồng liên kết khai thác cơ sở vật chất tại đơn vị, phát hành tài liệu.
- Trích lập các quỹ.
Việc trích lập các quỹ do Giám đốc quyết định trên cơ sở đề nghị của Phòng Kế toán- tài chính và được thực hiện theo trình tự sau:
+ Trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp theo mức trích quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006.
+ Trích lập hai Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi tối đa không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân trong năm.
+ Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Sử dụng các quỹ.
+ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp; bổ sung vốn đầu tư xây dựng; mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, công chức, viên chức. Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp vào các mục đích trên do Giám đốc quyết định theo các chế độ hiện hành.
+ Quỹ khen thưởng được sử dụng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trên cơ sở kết quả công tác và thành tích đóng góp; được dùng để mua hiện vật, khen thưởng, biếu tặng cho các tập thể, cá nhân. Mức chi khen thưởng căn cứ theo quy định của Nhà nước và theo quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
+ Quỹ phúc lợi được sử dụng để chi tiền mua trang phục cho cán bộ, công chức, viên chức, chi cho những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chi cho cán bộ, trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế, chi hỗ trợ cho công đoàn, chi khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ nhân viên, chi nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, chi khuyến khích cho cán bộ công nhân viên các ngày lễ lớn.
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập bảo đảm thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút. Phòng Kế toán- tài chính có trách nhiệm tham mưu, trình Giám đốc đơn vị quyết định mức chi Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.