7. Bố cục của luận văn
3.5.4. Kiến nghị đối với các công ty kinh doanh du lịch mạo hiểm
- Học tập và áp dụng các bài học phát triển, quản lý loại hình du lịch mạo hiểm của các nước đi trước phù hợp với điều kiện ở Lâm Đồng, thực hiện đúng và
đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Tăng cường khảo sát nghiên cứu sản phẩm du lịch mạo hiểm và xây dựng các chương trình du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng để đa dạng hóa các chương trình đã, đang và sẽ bán cho khách nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch. Cần nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách du lịch mạo hiểm.
- Nghiên cứu, đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị chuyên dụng và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch mạo hiểm.
- Chủ động tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế nhằm quảng bá trực tiếp đến khách du lịch mạo hiểm trong thời gian tới.
- Nếu có hội các công ty kinh doanh du lịch mạo hiểm thì cần tham gia tích cực để cùng nhau phát triển du lịch Lâm Đồng.
KẾT LUẬN
Du lịch mạo hiểm là một loại hình du lịch chuyên biệt và đặc thù, có tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức và các hoạt động. Nó bao gồm mạo hiểm nặng và mạo hiểm nhẹ do đó khách du lịch mạo hiểm ngày càng phát triển, các công ty chuyên tổ chức du lịch mạo hiểm không nhiều nhưng ngày càng có thêm kinh nghiệm. Đó cũng là những điều thuận lợi cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.
Lâm Đồng là một tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch mạo hiểm bao gồm địa hình cảnh quan đa dạng khác nhau, điều kiện về tự nhiên, thiên nhiên phong phú, nhiều sông suối, ghềnh thác, khí hậu thuận lợi, các giá trị văn hóa bản địa, và cộng đồng các dân tộc thiểu số....Việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm sẽ góp phần vào việc đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch hiện đang có tại Lâm Đồng, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thúc đẩy kinh tế phát triển bằng cách tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, hoạt động du lịch mạo hiểm ở Lâm Đồng chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn với nhiều khó khăn, thách thức và những tồn tại cần phải giải quyết.
Với mục đích nâng cao vị thế của du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng, thông qua những nội dung nghiên cứu và trình bày, luận văn đã thực hiện những mục tiêu đặt ra đó là:
- Bước đầu hệ thống hóa về mặt lý thuyết những quan điểm và đặc điểm của du lịch mạo hiểm, định vị rõ ràng du lịch mạo hiểm trong mối quan hệ với hệ thống các loại hình du lịch khác. Nhấn mạnh những vấn đề cơ bản của loại hình du lịch mạo hiểm như khách du lịch mạo hiểm, các hoạt động du lịch mạo hiểm, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mạo hiểm....
- Triển khai khảo sát đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại vùng Lâm Đồng bao gồm tài nguyên và điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm, hệ thống tuyến điểm du lịch mạo hiểm, các công ty khai thác và hiệu quả kinh doanh du lịch mạo hiểm, hoạt động quảng bá, quản lý, đầu tư, quy hoạch cho du lịch
mạo hiểm... Kết quả cho thấy phát triển du lịch mạo hiểm là một hướng phù hợp để thúc đẩy đồng thời tạo thương hiệu riêng cho ngành du lịch địa phương.
- Trên cơ sở đó, đề tài đánh giá những khó khăn và thuận lợi để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm đưa loại hình du lịch mạo hiểm phát triển với đúng tiềm năng và thực trạng của nó.
Trong quá trình thực hiện, với những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, đề tài chỉ tiến hành khảo sát khu vực Đà Lạt và phụ cận, còn những điểm tận cùng của tỉnh Lâm Đồng thì căn cứ vào việc phỏng vấn các giám đốc công ty, các hướng dẫn viên và các nhà quản lý để có được những thông tin xác đáng cho đề tài.
Du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng thực sự là có tiềm năng và có khả năng phát triển hơn so với hiện tại. Mong rằng những kết quả nghiên cứu sẽ nhận được sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành địa phương để đưa Lâm Đồng trở thành cái nôi của du lịch mạo hiểm theo đúng nghĩa của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Trương Phúc Ân (2001), Bí mật thành phố hoa Đà Lạt, NXB Văn nghệ, TPHCM. 2. Trịnh Lê Anh (2006) Du lịch trekking ở Việt Nam: loại hình và phương thức tổ
chức, nghiên cứu trường hợp ở Sapa (Lào Cai), Luận văn thạc sĩ du lịch, Đại
học KHXH&NV Hà Nội.
3. Trịnh Lê Anh và Giang Xuân Hiếu (2003), Tiếp cận loại hình du lịch thể thao –
mạo hiểm, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5, tr
4. Nguyễn Điệp (1992), Đà Lạt trăm năm, Công ty TH Lâm Đồng. 5. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà Nội.
6. Trương Thị Lan Hương (2007), Du lịch mạo hiểm núi tại Lâm Đồng: cơ sở lý
thuyết và nghiên cứu trường hợp. Đề tài nghiên cứu cấp trường, Trường Đại học
Đà Lạt.
7. Phạm Trung Lương (2003), Du lịch sinh thái, NXB Giáo dục.
8. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.
9. Phạm Trung Lương (2007), Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch
thể thao – mạo hiểm vùng núi phía Bắc, Báo cáo khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
10. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.
11. Vũ Đức Minh (chủ biên) (1999), Tổng quan về du lịch, NXB Giáo dục.
12. Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng (2008), Báo cáo tổng kết tình hình thực
hiện nhiệm vụ năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của ngành du lịch và thương mại Lâm Đồng.
14. Nguyễn Tấn Sỹ (1998), Sổ tay du lịch cho người lữ hành, NXB Trẻ. 15. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, NXB TPHCM.
16. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1997), Địa lý du lịch, NXB TPHCM. 17. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQGHN.
18. Tổng cục du lịch (2008, Nghiên cứu xây dựng một số chương trình du lịch thể
thao mạo hiểm ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng
hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Sở khoa học và công nghệ (2004), Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu cơ chế quản lý và đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh
Lâm Đồng.
20. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục. 21. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục.
TIẾNG ANH
22. Addison, G. (1999), Adventure tourism and ecotourism, In adventure
programming, Venture Publishing
23. David Noland (2001), Trekking (outside adventure travel), W.W. Norton &
Company, Inc, New York, London.
24. Buckley, R (2006), Adventure tourism, Wallingford, Oxon, UK, Cambridge. 25. Jonathan Hanson (2001), Sea kayaking (outside adventure travel), W.W. Norton
& Company, Inc, New York.
26. John Swarbrooke (2003), Adventure Tourism: The New Frontier, Butterworth- Heinemann.
27. Hudson, S (2003), Sport and Adventure Tourism, New York: Haworth Hospitality Press.
28. Hill, B, J (1995), A guide to Adventure Travel, Parks and Recreation.
29. Millington (2001), K., Locke, T. and Locke, A, Occasionnal studies: Adventure
travel, Travel and Tourism Analyst
30. Robert W. Strauss (1996), Adventure Trekking (A Handbook for Independent
Travellers), The Mountaineers, Seattle, Washington.
31. Canadian Tourism Commission (1997), Adventure Tourism and Ecotourism:
The Challenge Ahead, Ottawa, Canada.
32. Tourism Queensland (2003), Adventure Tourism, Research Department.
INTERNET
33. Như Hoa (2002), Tiềm năng du lịch thể thao mạo hiểm Việt Nam, http://www.vtv.vn
34. Đức Kế (2005), Du lịch mạo hiểm, bao giờ xứng tầm?, http://vietbao.vn
35. Nguyễn Anh Tuấn, Du lịch mạo hiểm ở Việt Nam - Tiềm năng và định hướng
phát triển, http://www.vietnamtourism.gov.vn
36. Hà yên (2007), Du lịch mạo hiểm: cuộc chơi tốn kém, đắt đỏ, http://vietnamnet.vn
37. Nhóm phóng viên (2005), Tour mạo hiểm đang nóng, http://vietbao.vn
38. Nhóm phóng viên (2003), Du lịch mạo hiểm bắt đầu phát triển, http://vietbao.vn
39. Trang thông tin của http:// www.vietnamtourism.gov.vn
40. Trang thông tin của http:// www.lamdong.gov.vn
41. Trang thông tin của http:// www.phattireventures.com
43. Trang thông tin của http:// www.dalattourist.com.vn
44. Trang thông tin của http:// www.phuongnamtours.com
45. Trang thông tin của http:// www.dalattoserco.com.vn
PHẠM THỊ KIM CÚC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Học viên
Phạm Thị Kim Cúc
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
MỞ ĐẦU...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3
4. Phương pháp nghiên cứu...4
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...6
6. Đóng góp của luận văn...7
7. Bố cục của luận văn...7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM...8
1.1. Tổng quan về du lịch mạo hiểm ...8
1.1.1. Thuật ngữ và định nghĩa du lịch mạo hiểm...8
Thuật ngữ du lịch mạo hiểm...8
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch mạo hiểm...11
1.1.3. Du lịch mạo hiểm trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khác ...13
1.1.3.1. Du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm...13
1.1.3.2. Du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm...14
1.1.3.3. Du lịch văn hóa, du lịch dựa vào cộng đồng và du lịch mạo hiểm ...17
1.1.3.4. Du lịch mạo hiểm và du lịch khám phá...18
1.1.4. Đặc điểm và phân loại du lịch mạo hiểm...18
1.1.5. Thị trường du lịch mạo hiểm và khách du lịch mạo hiểm...20
Thị trường du lịch mạo hiểm...20
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mạo hiểm ...24
1.2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch...24
1.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội...26
1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật...27
1.2.4. Các điều kiện khác...29
Dân cư và lao động ...29
1.3. Du lịch mạo hiểm tại Việt Nam...31
1.3.1. Tiềm năng du lịch mạo hiểm tại Việt Nam...31
1.3.2. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch mạo hiểm tại Việt Nam...32
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
MẠO HIỂM TẠI LÂM ĐỒNG...37
2.1. Thực trạng và định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng...37
2.1.1. Thực trạng phát triển du lịch Lâm Đồng giai đoạn 1995 – 2008...37
2.1.1.1. Hệ thống khách sạn – nhà hàng ...37
2.1.1.2. Cơ sở kinh doanh các dịch vụ lữ hành và vận chuyển du lịch...38
2.1.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ...38
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng)...39
2.1.1.4. Doanh thu du lịch của Lâm Đồng...40
2.1.1.5. Lượng khách ...41
2.1.1.6. Lao động trong ngành du lịch ...42
2.1.2. Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng đến 2020...44
2.2. Tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng...48
2.2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch mạo hiểm...48
2.1.1.1. Tài nguyên tự nhiên...49
2.1.1.2. Tài nguyên nhân văn...53
Các di tích lịch sử văn hóa...53
2.2.2. Điều kiện về hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật...55
2.2.3. Hệ thống chính sách và nguồn nhân lực ...58
2.3. Thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng...59
2.3.1. Các nhà cung ứng du lịch mạo hiểm...59
2.3.1.1. Nguồn nhân lực du lịch mạo hiểm...59
2.3.1.2. Hoạt động tổ chức du lịch mạo hiểm...61
2.3.1.3. Hoạt động quản lý du lịch mạo hiểm...64
2.3.2. Các sản phẩm du lịch mạo hiểm...64
2.3.2.1. Hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch mạo hiểm...64
2.3.2.2. Các sản phẩm du lịch mạo hiểm...68
2.3.3. Khách và thị trường khách du lịch mạo hiểm...72
2.3.3.1. Khách du lịch mạo hiểm...73
2.3.3.2. Động cơ và kênh thông tin...75
2.3.3.3. Các hoạt động ưa thích...76
2.3.3.4. Lưu trú và chi tiêu ...78
2.3.3.5. Thị trường khách nội địa...80
2.3.3.6. Thị trường khách quốc tế...81
2.3.4. Hiệu quả kinh doanh du lịch mạo hiểm ...82
2.3.5. Hoạt động quảng bá du lịch mạo hiểm...90
2.3.6. Chính sách đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch mạo hiểm...90
2.4. Đánh giá hoạt động du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng...91
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI LÂM ĐỒNG ...97
3.1. Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng...97
3.2. Định hướng phát triển du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng...98
3.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng...100
Khó khăn ...102
3.4.1. Nhóm các giải pháp về quy hoạch ...104
3.4.2. Nhóm các giải pháp về phát triển sản phẩm và khai thác thị trường ...105
3.4.3. Nhóm các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực...107
3.4.4. Nhóm các giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật...109
3.4.5. Nhóm các giải pháp về quảng bá và tiếp thị...110
3.4.6. Nhóm các giải pháp về tăng cường sự liên kết ...112
3.5. Một số kiến nghị...113
3.5.1. Kiến nghị về cơ chế chính sách ...113
3.5.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ...115
3.5.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương...117
3.5.4. Kiến nghị đối với các công ty kinh doanh du lịch mạo hiểm...117
KẾT LUẬN...119
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng
BẢNG 1.1. NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ KHUNG CẢNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MẠO HIỂM...15 BẢNG 1.2. PHÂN BIỆT DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH MẠO HIỂM ...16 SƠ ĐỒ 1.1. PHÂN LOẠI DU LỊCH MẠO HIỂM...18 SƠ ĐỒ 1.2. MẠO HIỂM NHẸ VÀ MẠO HIỂM NẶNG ...20 BẢNG 1.3. DU LỊCH MẠO HIỂM PHÂN THEO ĐIỂM ĐẾN VÀ HOẠT ĐỘNG ...20 BẢNG 1.4. ƯỚC TÍNH THỊ TRƯỜNG DU LỊCH MẠO HIỂM QUỐC TẾ.21 BẢNG 1.5. THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH THIÊN NHIÊN VÀ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ...22 BẢNG 2.1. BẢNG THỐNG KÊ CƠ SỞ LƯU TRÚ CỦA LÂM ĐỒNG NĂM 2007...37 BẢNG 2.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ LƯU TRÚ CỦA LÂM ĐỒNG (2000 – 2007)...38 BẢNG 2.3. CƠ SỞ LƯU TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG, PHÂN THEO CHỦ SỞ HỮU...39 BẢNG 2.4. TÌNH HÌNH THU NHẬP DU LỊCH LÂM ĐỒNG (2000 – 2007)40 BẢNG 2.5. GDP DU LỊCH LÂM ĐỒNG (2004 - 2007)...41 BẢNG 2.6. SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN LÂM ĐỒNG (2000 - 2008)...41
BẢNG 2.7. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH CỦA LÂM ĐỒNG...42 BẢNG 2.8. DIỆN TÍCH ĐẤT RỪNG TẠI LÂM ĐỒNG...52 BẢNG 2.9. NGƯỜI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM (N = 119)...62 BẢNG 2.10. ĐIỂM DU LỊCH MẠO HIỂM MÀ KHÁCH THAM GIA (N = 119)...65 BẢNG 2.11. SỐ NGƯỜI TRONG NHÓM DU LỊCH MẠO HIỂM (N = 119) ...70 BẢNG 2.12. GIÁ CÁC DỊCH VỤ CÓ TẠI KHU, ĐIỂM DU LỊCH MẠO HIỂM...71 BẢNG 2.13. BẢNG TỔNG HỢP VỀ KHÁCH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI ĐÀ LẠT (N = 119)...73 BẢNG 2.14. ĐỘNG CƠ KHI DU LỊCH ĐẾN LÂM ĐỒNG (N = 119)...75 BẢNG 2.15. CÁC KÊNH THÔNG TIN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI ĐÀ LẠT (N = 119)...76 BẢNG 2.16. CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM ĐƯỢC KHÁCH CHỌN LỰA NHIỀU NHẤT ...76 (N = 119)...77 BẢNG 2.17. ĐỘNG CƠ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MẠO HIỂM (N = 119)...78 BẢNG 2.18. THỜI GIAN LƯU TRÚ TẠI LÂM ĐỒNG VÀ TOUR DU LỊCH MẠO HIỂM...78 BẢNG 2.19. NƠI LƯU TRÚ TẠI ĐÀ LẠT (N = 119)...79 BẢNG 2.20. CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM...82
BẢNG 2.21. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA KHU DU LỊCH THÁC
DATANLA...85 BẢNG 2.22. KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI CÔNG TY HARDY ADVENTURE SPORTS GIAI ĐOẠN 2004- 2006...86 BẢNG 2.23. KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH SINH THÁI PHƯƠNG NAM NĂM 2008...87 BẢNG 2.24. KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM CỦA CÔNG TY TNHH HỘI HỮU (DALAT HOLIDAYS), GIAI ĐOẠN 2004-2006...88 BẢNG 2.25. KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI CÔNG TY TNHH HỘI HỮU (DALAT HOLIDAYS) NĂM 2008