Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 38 - 40)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Trong những năm gần đây do đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Đà Lạt có số lượng các cơ sở lưu trú và số lượng phòng tăng nhanh một cách đột biến trong năm 2007 với hàng loạt những khách sạn đạt tiêu chuẩn cao.

Bảng 2.2.Thực trạng phát triển cơ sở lưu trú của Lâm Đồng (2000 – 2007)

Tổng số CSLT 384 400 434 550 679 680 725 767 383 199.7%

Tổng số phòng 4.482 4.800 5.300 7.000 7.826 7.850 10.500 12.000 7518 267.7%

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng)

Trong giai đoạn 2000-2002 do lượng khách đến không nhiều và không đồng đều nên phần lớn khách sạn chỉ đáp ứng được cơ bản về lượng phòng và cơ sở vật chất hạ tầng trang bị trong các khách sạn. Những năm gần đây ở Đà Lạt nổi lên phong trào xây dựng nhà nghỉ và khách sạn cao cấp điều này chứng tỏ Đà Lạt đang mong muốn xây đựng cho mình trở thành một thành phố du lịch trong tương lai và rất kỳ vọng vào hoạt động kinh doanh này Chỉ tính riêng năm 2007 số cơ sở hiện nay đang đi vào hoạt động là 767 khách sạn tăng 5.7% so với năm 2006 và tăng 99,7% so với năm 2000. Thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất là giai đoạn 2005-2007 do chính sách kêu gọi vốn đầu tư của các chủ sở hữu trong và ngoài nước nên mức độ tăng trưởng thuộc vào loại nhanh và đồng đều hơn.

Bảng 2.3. Cơ sở lưu trú trên địa bàn Lâm Đồng, phân theo chủ sở hữu

Chủ sở hữu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

KS Phòng KS Phòng KS Phòng KS Phòng

Doanh nghiệp NN 31 875 47 1326 34 1570 28 1.200

Doanh nghiệp TN 417 5068 585 5231 836 6847 1019 10.212

100% vốn nước ngoài 1 43 2 98 3 148 4 155

Liên doanh trong nước 2 212 4 405 10 985 12 1050

Công ty cổ phần 5 87 7 125 9 150 10 300

Thành phần khác 29 285 25 245 35 300 60 583

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng)

Hiện nay, khách sạn Đà Lạt đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao mới có 99/767 khách sạn trong đó: 2 đạt 5 sao, 7 đạt 4 sao, 2 đạt 3 sao, 29 đạt 2 sao, và 35 đạt 1 sao chiếm 10.5% với 3.016 phòng (chiếm 21%) tổng số phòng của Đà Lạt. Nhìn chung chất lượng của các khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du

lịch. Công suất sử dụng phòng còn thấp, năm 2007 chỉ đạt 58%. Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú theo khu vực không đồng đều chủ yếu tập trung o khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt chính sự phân bố không đồng đều này dẫn đến sự thiếu hụt các cơ sở lưu trú gần các điểm tham quan, các khu du lịch.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w