7. Bố cục của luận văn
2.2.1. Hệ thống tài nguyên du lịch mạo hiểm
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Dĩ nhiên ảnh hưởng này chịu sự chi phối gián tiếp của các nhân tố kinh tế - xã hội như phương thức sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - văn hóa và cơ cấu, khối lượng nhu cầu du lịch…Do vị trí đặc biệt quan trọng của nó, tài nguyên du lịch được tách ra thành một phân hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Khái niệm tài nguyên được hiểu như sau : “tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”.[16, tr33].
Tài nguyên du lịch đối với mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng. Có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch thể thao, mạo hiểm, theo lộ trình là đặc điểm của lãnh thổ như khả năng vượt chướng ngại và sự tồn tại của các vật chướng ngại (ghềnh, đèo, vượt sông…), vùng có ít dân và cách xa nhau. Đối tượng của du lịch tham quan lại là những danh lam thắng cảnh văn hóa – lịch sử và tự nhiên, các mục tiêu kinh tế độc đáo, lễ hội và thành phần của văn hóa dân tộc (trò chơi dân tộc, thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Trong cuộc “Khảo sát những dự định du lịch Châu Á - 2007” của Hiệp hội Du lịch khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) cho thấy kết quả khảo sát về những lý do chính để khách du lịch chọn Việt Nam là điểm đến, 5 lý do đó là: giá hàng hóa và dịch vụ thấp (49%), phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn (44%), sự khác biệt và các giá trị văn hóa truyền thống (41%), du lịch mạo hiểm đến những vùng
thiên nhiên (38%), và con người Việt Nam thân thiện (35%).
Điều này cho thấy Việt Nam vẫn đang là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái, kéo theo những lựa chọn của khách du lịch cũng có chiều hướng thay đổi bằng cách tiết kiệm chi phí và đi lại những nơi gần với nơi ở của mình.
Việt Nam với lý do: là điểm đến với du lịch mạo hiểm đến những vùng thiên nhiên thì các vùng núi có nhiều tiềm năng về du lịch mạo hiểm có giá trị được du khách đánh giá cao, trong đó có Lâm Đồng, một tỉnh Tây Nguyên với nhiều lợi thế về vị trí địa lý, địa hình và cảnh quan….điều đó mang lại cho Lâm Đồng những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm.