Nhóm các giải pháp về phát triển sản phẩm và khai thác thị trường

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 105 - 107)

7. Bố cục của luận văn

3.4.2. Nhóm các giải pháp về phát triển sản phẩm và khai thác thị trường

Nhằm củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường sẵn có, song song với phát triển thị trường mới (trong nước và quốc tế) phù hợp với những điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm của Lâm Đồng. Đồng thời, cần có các biện pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mạo hiểm không chỉ dựa trên các tài nguyên du lịch sẵn có, mà cần tạo ra các loại hình du lịch mạo hiểm khác chưa sẵn có nhằm cung cấp những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của các đối tượng khách.

Vì vậy, không chỉ tập trung khai thác thị trường nước ngoài mà cần có các kế hoạch ưu tiên khai thác các thị trường nội địa, đặc biệt là những thị trường lớn như: Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lân cận, từng bước mở rộng thị trường nội địa xa hơn.

Chú trọng kích cầu thị trường du lịch nội địa, với các biện pháp khuyến mãi về giá cả (đi lại, giá vé vào cửa…) đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thanh niên nhất là học sinh sinh viên, đây là đối tượng du khách hiện nay có nhiều yêu cầu về đi du lịch dã ngoại, phiêu lưu, mạo hiểm, đồng thời họ cũng là những đối tượng có khả năng quảng bá và giúp mở rộng thị trường.

Tăng cường khai thác và mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế, đây là thị trường có nhu cầu ngày càng cao về du lịch mạo hiểm, có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và có nguồn khách lớn. Vì vậy cần có những kế họach tìm hiểu và phân tích thị trường cụ thể.

Đối với các công ty du lịch cần tập trung làm mới các tour cũ song song với việc thiết kế các tour mới, tuyến và điểm đến mới.

với đặc điểm, sở thích và nhu cầu của thị trường khách quốc tế và khách nội địa. Chú trọng xây dựng và tạo ra các loại hình và sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng của từng vùng khác nhau, phù hợp với điều kiện của địa hình, đồi núi…Chẳng hạn như: tại khu vực thác Datanla, có thể tổ chức hoạt động Abseiling kết hợp với Canyoning, hoặc hoạt động Rock Climbing (leo lên các vách núi), vì có địa hình và vách núi không bằng phẳng, nhiều góc cạnh. Còn tại thác Pongour, chỉ có thể xây dựng được loại hình Abseiling, vì địa hình và vách đá bằng phẳng, do vậy chỉ có thể leo xuống chứ không leo lên được. Cần chú trọng kết hợp các hoạt động du lịch mạo hiểm với các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hay tham quan thuần tuý. Đây sẽ là một xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.

Tổ chức cung cấp các dịch vụ tại các địa điểm tổ chức tour du lịch mạo hiểm cho khách du lịch mạo hiểm như dịch vụ ăn uống, lưu trú, mang vác hành lý, cung cấp trang thiết bị để thực hiện tour mạo hiểm như thiết bị leo núi, vượt thác, vượt sông,… đáp ứng tốt và kịp thời nhu cầu của khách du lịch mạo hiểm.

Trong các sản phẩm cũng cần chú trọng đến việc tổ chức các giải, các cuộc thi có hoạt động mạo hiểm tại tỉnh, vừa mang lại nguồn thu, vừa giúp quảng bá thương hiệu cũng như tạo cơ hội giao lưu, học hỏi cho các nhà tổ chức kinh doanh du lịch mạo hiểm địa phương. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các giải có uy tín sẽ tạo điều kiện để du lịch mạo hiểm địa phương tiếp cận với chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này.

Khi nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới và đặc thù cần tính đến yếu tố giá cả, và có sự so sánh với các nơi khác. Các công ty cần tạo ra và liên kết với các vệ tinh bán hàng trung gian bằng cách chia hoa hồng trên đầu khách

Tại Lâm Đồng tính thời vụ có ở hầu hết các loại hình du lịch, do đó du lịch mạo hiểm cũng không trách khỏi yếu tố thời vụ. Mùa khô ở Lâm Đồng trùng hợp với thời gian khách quốc tế đến du lịch Việt Nam, do đó vào mùa khô khách khá đông. Tuy nhiên tại Lâm Đồng vào mùa mưa khách quốc tế cũng tương đối, nhưng họ ngại và e dè sử dụng các sản phẩm của các công ty du lịch mạo hiểm vì sợ mưa

nhiều, sẽ làm giảm đi mức độ thích thú, làm tăng độ nguy hiểm. Do đó các công ty cần tổ chức các tour ngắn, giảm giá vào mùa thấp điểm hay khuyến mãi cho khách đi theo đoàn đông.

Nghiên cứu các sản phẩm du lịch mạo hiểm phù hợp với đối tượng khách Việt Nam. Nghiên cứu nhóm các sản phẩm du lịch mạo hiểm để có thể thai thác một cách hiệu quả, ví dụ: nhóm các sản phẩm du lịch chèo thuyền/thả bè, nhóm sản phẩm du lịch leo núi, nhóm sản phẩm du lịch khám phá rừng già bằng xe đạp/mô tô, nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm tổng hợp, nhóm các sản phẩm du lịch dù lượn, nhóm các sản phẩm du lịch dã ngoại với các mức độ khác nhau...

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w