Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng đến 2020

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 44 - 48)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng đến 2020

Ngày 20/11/2001, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ra Nghị quyết số 03/NQ-TU về phát triển kinh tế du lịch thời kỳ 2001-2005 và định hướng đến năm 2010. Đây là Nghị quyết chuyên đề khá quan trọng cho việc phát triển du lịch của Lâm Đồng – Đà Lạt. Những quan điểm và định hướng đó như sau :

- Phát triển du lịch một cách toàn diện ở các ngành, các cấp để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực, Đà Lạt – Lâm Đồng trở thành một điểm du lịch nội địa và quốc tế thuộc vào hạng lớn trong cả nước, trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của Đà Lạt – Lâm Đồng, phát huy bản sắc văn hóa đa dạng phong phú, kết hợp giữa tính truyền thống và tính hiện đại.

- Phát triển nâng cao nhận thức của nhân dân về nền kinh tế du lịch. - Tăng cường và đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về du lịch.

- Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm đặc thù của Đà Lạt – Lâm Đồng.

Bên cạnh đó trong các định hướng phát triển đều nhắc đến vấn đề về: quy hoạch và quản lý quy hoạch; Thu hút đầu tư; Đa dạng hóa sản phẩm du lịch; Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch; Xây dựng, nâng cấp và bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp.

các giai đoạn, cụ thể như sau :

Khách du lịch: theo xu hướng hiện nay, khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng

ngày một nhiều với mức tăng trưởng khá cao (17.2% năm). Tuy nhiên, theo quy luật tốc độ tăng trưởng này sẽ giảm dần từ nay đến năm 2020. Dự kiến trung bình tăng 8 - 10% giai đoạn 2005 - 2010, 7 - 9% giai đoạn 2011 - 2015, 6.5 - 7.5% giai đoạn 2016 - 2020. Còn khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng trung bình chỉ tăng 5.4% năm trong vài năm tới đây. Để phù hợp với thực tế, dự kiến điều chỉnh tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Đà Lạt giai đoạn 2007 - 2010 chỉ dao động trong khoảng 6 - 7%. Khi dự án xây dựng các khu du lịch dần hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định, đặc biệt sân bay Liên Khương trở thành sân bay quốc tế. Dự kiến 2016 - 2020 đạt 5.5 - 7%. Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Lâm Đồng sẽ gia tăng: Năm 2010 là 2.8 - 3 ngày; năm 2015 là 3.3 - 3.5 ngày và đến 2020 là 3.7 - 4 ngày.

Doanh thu du lịch: doanh thu từ du lịch của địa phương bao gồm doanh thu

từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như bưu điện, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí…Việc tính toán doanh thu được căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như số lượt khách, ngày lưu trú trung bình, mức chi tiêu trung bình/ngày/ khách. Cụ thể:

Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư: qua nghiên cứu cho thấy, chi

phí trung gian trong các hoạt động du lịch chiếm trung bình khoảng 30 - 35% tổng doanh thu (trong đó lưu trú 10%, ăn uống 55 - 60%, vận chuyển du lịch 20%, hàng hoá lưu niệm 65 - 70%, dịch vụ khách 15%). Như vậy khả năng đóng góp của ngành du lịch Lâm Đồng trong cơ cấu GDP của địa phương được tính toán như sau:

Nhu cầu vốn đầu tư: để đạt được mục tiêu điều chỉnh cơ bản của ngành du

lịch Lâm Đồng thời kỳ 2007 - 2020, việc đầu tư toàn diện và đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo, tuyên truyền quảng bá; bảo tồn tài nguyên và môi trường … có ý nghĩa rất quan trọng. Theo kết quả tính toán thì nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch Lâm Đồng từ nay đến năm 2020 là khoảng 1tỷ USD trong đó giai đoạn từ nay đến 2010 khoảng 220 triệu USD; giai đoạn 2011 - 2020 khoảng

780 triệu USD. Đây là một số vốn không lớn, đòi hỏi phải thu hút từ nhiều nguồn khác nhau và huy động từ nhiều nguồn như tích lũy của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay ngân hàng, liên doanh, liên kết và vốn đầu tư tư nhân...

Nhu cầu về khách sạn: theo dự báo số ngày lưu trú trung bình 2.5 - 4 đối với

khách quốc tế và từ 2.3 - 3.7 đối với khách nội địa. Công suất sử dụng phòng trung bình hàng năm sẽ đạt khoảng 60 - 65% (hiện tại 56%). Theo xu hướng chung, các khách sạn thường xây dựng mỗi phòng 2 người. Như vậy, nhu cầu về khách sạn của Lâm Đồng đến năm 2020 sẽ là:

Nhu cầu lao động trong du lịch: do nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia

và quốc tế từ nay đến năm 2020 chủ yếu tập trung ở khu vực Thành phố Đà Lạt và phụ cận. Nên, thời kỳ 2008 - 2010 đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng các cơ sở du lịch đã và đang được khai thác. Thời kỳ 2010 - 2020 đầu tư xây dựng các khu du lịch lớn đồng thời với việc khai thác và đầu tư chiều sâu để mở rộng và nâng cấp các khu đã khai thác. Ngoài ra, cần mở rộng đầu tư các khu du lịch ở phạm vi lân cận Đà Lạt nhằm giảm bớt sức ép của lượng du khách lớn đến Đà Lạt và làm phong phú hơn các hoạt động du lịch ở cụm du lịch trung tâm này. Ðịnh hướng đó đã được triển khai trong thực tế bằng việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đường xá tại Đà Lạt, quy hoạch lại trên 80 điểm tham quan du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các sản phẩm du lịch, tôn tạo, nâng cấp nhiều danh lam thắng cảnh như thác Prenn, hồ Than thở, thung lũng Tình yêu, Datanla... thác Ðambri, khu du lịch hồ Tuyền Lâm,...và đang còn tiếp tục với những dự án qui mô hơn.

Thời kỳ 2007 - 2010: tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng các cơ sở

du lịch đã và đang được khai thác chủ yếu là: khu du lịch chuyên đề quốc gia hồ Tuyền Lâm, làng du lịch văn hoá các dân tộc ở xã Lát sẽ là hình ảnh thu nhỏ của Tây Nguyên với tất cả sự mô phỏng điển hình cho các phong tục tập quán, sinh hoạt, truyền thống văn hoá, lễ hội của mỗi dân tộc trong cộng đồng như Bana, Êđê, Giarai, K'ho, Pacô, Chàm…và các điểm du lịch hồ Than thở, thác Cam ly, Đalanta, thung lũng Tình Yêu…

Thời kỳ 2010 - 2020: tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch lớn đồng thời

với việc khai thác và đầu tư chiều sâu để mở rộng và nâng cấp các khu đã khai thác như: Khu du lịch thể thao núi Langbiang như một lâm viên quốc gia phục vụ du lịch và bảo tồn tự nhiên, kết hợp du lịch sinh thái và tham quan thắng cảnh lớn không chỉ của Lâm Đồng mà còn của cả khu vực. Khu du lịch ĐanKia - Suối vàng là một trong những khu du lịch tổng hợp vào loại lớn nhất ở nước ta. Ngoài ra, trong giai đoạn này cần mở rộng đầu tư các khu du lịch ở phạm vi lân cận Đà Lạt nhằm giảm bớt sức ép của lượng du khách lớn đến Đà Lạt và làm phong phú hơn các hoạt động du lịch ở cụm trung tâm như: khu du lịch hồ Đại Ninh với các điểm du lịch như thác Voi, suối nước nóng Nam Ban, thác Gougah, núi voi thác pougour. Khu du lịch hồ Đa Nhim kết hợp thắng cảnh tuyến đèo Ngoạn Mục; suối nước nóng Đạ Lãng (Lạc Dương)…

Để thực hiện các định hướng phát triển của Tỉnh Lâm Đồng, các chiến lược cụ thể cũng đã được xác định, đặc biệt là chiến lược xúc tiến quảng bá và cung cấp những sản phẩm du lịch mới cho Lâm Đồng. Các sản phẩm du lịch của Lâm Đồng đã quá cũ, chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch sẵn có. Hiện nay cần khai thác bản sắc văn hóa các dân tộc phục vụ tham quan, nghiên cứu, sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm, tuần trăng mật, trang trại đồng quê…Sản phẩm du lịch là một phần rất quan trọng thu hút khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Đề tài mong muốn đi sâu vào đánh giá thực trạng về du lịch mạo hiểm tại Lâm Đồng nhằm đưa ra các giải pháp để loại hình này trở thành một hướng đi mới cho du lịch của tỉnh. Cho nên tác giả chỉ có thể đánh giá bao quát thực trạng phát triển của du lịch tại Lâm Đồng nói chung, và các định hướng phát triển trong tương lai để thấy rằng các loại hình du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch chung của tỉnh, trong đó có du lịch mạo hiểm.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w