7. Bố cục của luận văn
2.1.1.1. Tài nguyên tự nhiên
Vị trí địa lý
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở phía nam Tây Nguyên, thuộc vùng núi
phía Nam Trường Sơn. Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 9.764,8 km2, trong đó
rừng và đất rừng chiếm 65% diện tích.
Phía Đông giáp với các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây Nam giáp với tỉnh Đồng Nai, phía Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp với hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắc Nông. Đường ranh giới phía Bắc là các sông Đa Dâng, Krông Knô, phía Đông đi ngang qua núi Bi Đúp, núi Kanan, núi Yang Kuet, phía Nam là núi Yam, núi Marông, núi Đrơnăng, phía Tây là sông Đồng Nai. Lâm Đồng nằm trong nội địa nước Việt Nam, không có đường biên giới quốc gia và đường bờ biển. Vị trí địa lý của Lâm Đồng là vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch mạo hiểm và kết nối tour, tuyến và đón khách từ TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Núi Né và Tây Nguyên.
Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Do ảnh hưởng của độ cao, địa hình và vị trí địa lý nên khí hậu có những đặc điểm khác biệt so với
các khu vực khác của cả nước. Đó là khí hậu mát mẻ quanh năm, mưa nhiều, có
mùa khô, mùa mưa rõ ràng. Nhiệt độ trung bình 190C, tháng nóng nhất trong năm là
210C, nhiệt độ thấp nhất là trong năm là 170C. Lâm Đồng không có bão trực tiếp mà
thường bị ảnh hưởng bão của các vùng lân cận. Thời tiết và khí hậu là một tài nguyên hết sức quý giá và đặc thù đối với du lịch Lâm Đồng nói chung và vùng Đà Lạt nói riêng so với cả nước. Khu vực Đà Lạt có nhiệt độ trung bình là 18-20ºC. Xuống đến Cát Tiên, nhiệt độ trung bình năm là 26ºC.
Khí hậu là đặc thù của Lâm Đồng, chỉ riêng rừng thông Lâm Đồng đã cung cấp cho môi trường tự nhiên một lượng ôxy lớn hơn nhiều lần so với rừng cây lá rộng có cùng diện tích, chính điều này đã làm cho không khí Lâm Đồng trở nên trong lành hơn. Vì thế, khách đến Lâm Đồng có thể tham gia vào các loại hình du lịch có nhiều hoạt động thể chất mà ít cảm thấy mệt mỏi hơn so với các vùng khác như Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Hội An, Huế… Chính vì vậy, Lâm Đồng nói chung, Đà Lạt nói riêng không chỉ thu hút du khách đến để tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, hội thảo, hội nghị lớn của cả nước và khu vực, mà còn để tham gia vào các hoạt động thể thao, các hoạt động du lịch mạo hiểm. Đặc biệt với đặc điểm về khí hậu như trên, Lâm Đồng có tác dụng thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển và bổ sung cho nhau.
Lượng mưa
Phần lớn lãnh thổ của tỉnh có lượng mưa trung bình cả năm là 2000 – 2200mm. Mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm khoảng 85% đến 90% lượng nước mưa của cả năm. Mưa lớn thường vào khoảng tháng 7, tháng 8 và tập trung vào một số khu vực nhất định của tỉnh. Tuy nhiên, cũng có sự khác nhau giữa các vùng và giữa các mùa mưa khác nhau, đây chính là tiềm năng cho việc khai thác loại hình du lịch mạo hiểm, vì đây là loại hình du lịch thường dựa vào các vách đá, sông suối, các khu rừng còn hoang sơ… Tuy nhiên, đây cũng là một trở ngại không nhỏ làm tăng tính thời vụ của du lịch và ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch diễn ra ngoài thiên nhiên trong đó có du lịch mạo hiểm.
Các dạng địa hình và cảnh quan
Hầu hết diện tích của Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên là Bảo Lộc, Di Linh, và Lâm Viên (Lang Biang). Độ cao trung bình là từ 800 đến 1000m so với mực nước biển. Riêng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận nằm ở độ cao 1500 m.
Địa hình Lâm Đồng xen kẽ giữa núi cao, bình nguyên và thung lũng, có nhiều đứt gãy và bề mặt địa hình phân bổ theo tầng lớp, có độ cao chênh lệch 400m- 500m và nghiêng dần từ đầu Đông Bắc xuống Tây Nam. Có thể nói địa hình Lâm Đồng tương đối phức tạp. Điều này là yếu tố quyết định đặc điểm dòng chảy của các hệ thống sông, suối, tạo ra nhiều thác, ghềnh và cảnh quan hùng vĩ rất có giá trị đối với du lịch nói chung và du lịch mạo hiểm nói riêng. Lâm Đồng có các dãy núi cao và chạy dài theo hướng từ đông sang tây. Đỉnh Lang Biang cao 2.183m, là một trong những điểm cao nhất của Lâm Đồng, đỉnh Bi Đúp cao 2.301m là một trong 10 đỉnh cao nhất Việt Nam. Hệ thống sông ngòi của Lâm Đồng không nhiều nhưng có độ dốc cao, vận tốc dòng chảy khá lớn, nhất là về mùa mưa. Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500m so với mặt nước biển, rộng ước chừng 300km2. Cao nguyên Lâm Viên là cao nguyên cao nhất trong các cao nguyên ở vùng Nam Trường Sơn, đây cũng là cao nguyên không có đất đỏ như các cao nguyên lân cận (Di Linh, Plâycu, Kon Tum, Đắc Lắc). Đặc biệt địa hình đồi núi với độ dốc khá cao, những vách đá dựng đứng, những khu rừng còn đậm nét hoang sơ và địa hình nhấp nhô sóng lượn, là thượng nguồn của các dòng sông ở Nam Bộ như sông Đồng Nai, Đankia, Đa Nhim… Rất nhiều suối, thác, ao hồ đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi, nhảy dù, vượt thác ghềnh,... Ngoài ra trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng còn nhiều khu vực còn hoang sơ và có địa hình hiểm trở như khu vực đèo Bảo Lộc, thác Dambri, khu vực huyện Cát Tiên, Đạ Tẻ, Madagui với nhiều sông suối, thác ghềnh, hang động phù hợp với những hoạt động khám phá kết hợp với đi bè mảng theo các tuyến sông, thác.
ban đầu của thiên nhiên, là một ưu thế về mặt cảnh quan. Bên cạnh đó, rừng còn là nhân tố quyết định đến môi trường sinh thái và nguồn nước dự trữ cho Lâm Đồng nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ nói chung. Rừng thông Đà Lạt được đánh giá là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của du lịch Đà Lạt. Ngoài rừng thông, khu vực Lâm Đồng còn có nhiều kiểu rừng khách nhau do độ cao cũng như địa hình phong phú như rừng lùn, rừng tre, rừng lá rộng thường xanh, rừng mưa nhiệt đới. Rừng và khí hậu tạo nên thế cân bằng môi trường sinh thái cho Đà Lạt. Ngoài chức năng tạo cảnh quan, rừng còn có nhiệm vụ phòng hộ, điều tiết dòng chảy, giữ nước, điều hòa khí hậu khu vực. Lâm Đồng là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước với 61,2%. Nhờ vậy mà tài nguyên động thực vật ở đây rất phong phú. Các khu rừng tại Lâm Đồng sẽ là tiềm năng cho các công ty lữ hành thiết kế các tour du lịch mạo hiểm nhẹ là xu thế phát triển của du lịch mạo hiểm trong thời gian tới.
Bảng 2.8. Diện tích đất rừng tại Lâm Đồng
Diện tích tự nhiên 977,219 ha Diện tích có rừng 602,573 ha Rừng tự nhiên 549,924 ha Rừng trồng 56,811 ha Đất trống 33,573 ha Đất khác 341,073 ha Độ che phủ rừng 61.2 %
(Nguồn: Báo cáo diễn biến rừng 2006, Cục Kiểm Lâm)
Các di tích cảnh quan thiên nhiên tại Lâm Đồng hiện còn rất phong phú và đa dạng như: thác Đatanla, thác Hang cọp, thác Pongour, núi Lang Biang, khu vực hồ
Tuyền Lâm… nơi đây có những vách núi cao, dốc thẳng đứng, có vách cao 20m, 30m, 40m, đặc biệt có nơi có vách cao đến 90m như trong khu vực núi Voi. Mới đây, khi con đường 723 mở ra nối liền Đà Lạt và Nha trang cũng hé lộ nhiều khu vực có những thác nước, vách đá rất cao, địa hình phức tạp, thiên nhiên hoang sơ trong vườn quốc gia Bi Đúp Núi Bà, rừng Madagui,….rất thuận lợi cho việc thực hiện loại hình du lịch mạo hiểm núi.
Đây chính là những tài nguyên có tiềm năng, vì du lịch mạo hiểm chỉ dựa vào những điều kiện sẵn có của tự nhiên, điều đó đóng góp tích cực cho hoạt động du lịch mạo hiểm trong khi sản phẩm du lịch của Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung có phần đơn điệu, tẻ nhạt.
Tài nguyên động, thực vật
Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, rừng Lâm Đồng thuộc Tây Nguyên là một vùng có tài nguyên sinh vật phong phú nhất ở Việt Nam. Hầu hết các kiểu rừng, các loài sinh vật Tây Nguyên đều có mặt ở Lâm Đồng. Về thực vật có thể kể đến các loài hạt trần, các loài phong lan, đỗ quyên. Có 246 loài của 71 chi.
Về động vật, theo thống kê tổng quát tại Lâm Đồng có khoảng 128 họ động vật thuộc 31 bộ bao gồm các nhóm côn trùng, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. Trong số đó có rất nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN, tập trung chủ yếu ở khu vực Vườn quốc gia Bi Đúp – Núi Bà, Madagui, Cát Tiên.
Hệ động thực vật phong phú, có tính đặc hữu cao sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển các sản phẩm du lịch thám hiểm, nghiên cứu, tìm hiểu thiên nhiên, là những hoạt động du lịch mạo hiểm thiên về khám phá thiên nhiên.