7. Bố cục của luận văn
2.1.1.6. Lao động trong ngành du lịch
Bảng 2.7. Thực trạng phát triển lao động ngành du lịch của Lâm Đồng
Loại lao động Năm %Tăng
trưởng
2002 2003 2004 2005 2006 2007
- LĐ trực tiếp 3.000 3.400 4.500 4.700 6.000 7000 16.7
- LĐ xã hội 5.700 6.200 8.000 8.500 10.000 14.000 4.0
Tổng số 8.700 9.600 12.500 13.200 16.000 21.000 31.25
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng)
ngừng được tăng lên (khối khách sạn, nhà hàng 65%, lữ hành 4.2%, còn lại lĩnh vực dịch vụ khác). Theo thống kê của viện nghiên cứu phát triển du lịch thì tỷ lệ lao động bình quân/phòng khách sạn năm 2006 là 0.6 (mức trung bình cả nước là 1.4) cho thấy các dịch vụ bổ sung đi kèm còn thiếu. Những năm trước đây, lao động trong ngành du lịch chủ yếu thuộc các doanh nghiệp Nhà nước thì đến nay đã có sự thay đổi đáng kể thành phần lao động trong ngành du lịch, trong đó lao động trong khối doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số, cụ thể là: lao động trong Nhà nước chiếm 35.7%, cơ sở liên doanh chiếm 10.9% và các doanh nghiệp tư nhân chiếm 53.4%.
Ngoài ra, về công tác quảng bá hình ảnh Lâm Đồng với du khách đang còn yếu kém. Những trang web giới thiệu về thành phố với những thông tin qua cũ, thậm chí có những địa điểm du lịch trong 5 năm vẫn không có gì thay đổi...Vì vậy việc quan trọng là cần phải nâng cao công tác tiếp thị quảng cáo vì đây thật sự là một khâu hết sức quan trọng để đem lại hiệu quả kinh doanh thúc đẩy sự phát triển du lịch. Các tổ chức lữ hành - vận chuyển năng lực còn hạn chế, hoạt động độc lập chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách tốt nhất, nhất là vào mùa cao điểm. Các tổ chức lưu trú còn nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ không cao, thiếu tính chuyên nghiệp. Các khu tham quan, điểm du lịch đầu tư còn đơn điệu chưa tương xứng với nhu cầu về sự thỏa mãn của du khách, thậm chí thường nghe nhiều lời chê trách, phàn nàn về nội dung nghèo nàn, hình thức tùy tiện và chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp... của du khách.
Thiết kế các tour du lịch trọn gói mới hình thành và thường rập khuôn. Các khu, điểm du lịch vẫn lặp đi lặp lại thiếu đi hoàn toàn vẻ mới lạ để tiếp tục thu hút khách. Mặt khác, các chương trình lễ hội của đặc trưng của Đà lạt lại mang tính hình thức làm mất đi bản sắc truyền thống vốn có ví dụ như lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số K’Ho, Churu... Các festival hoa, lễ hội trà ...càng ngày càng trở nên thô thiển thiếu hẳn đi tính hấp dẫn do quá đơn điệu về hình thức (festival hoa) hay cường điệu hóa các giá trị không có thực (cồng chiêng). Về mặt giá cả không đồng nhất và mang tính tự phát theo mùa vụ như việc tổ chức các đội cổng chiêng tại các khu du lịch như đồi Mộng Mơ, Langbiang.
Trên đây là những kết quả trong hoạt động du lịch của Lâm Đồng. Trong tất cả các khía cạnh về tài nguyên thiên nhiên, khách và thị trường khách, sản phẩm, marketing, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật,…của du lịch Lâm Đồng đều có những ưu điểm và nhược điểm, có những thuận lợi và khó khăn. Việc nghiên cứu du lịch mạo hiểm trong bối cảnh du lịch Lâm Đồng hiện nay là một hướng đi cần thiết, để xác định rõ ràng loại hình và sản phẩm cho du lịch Lâm Đồng.