7. Bố cục của luận văn
2.1.1.4. Doanh thu du lịch của Lâm Đồng
Bảng 2.4. Tình hình thu nhập du lịchLâm Đồng (2000 – 2007) Năm Tổng số (lượt khách) Doanh thu (tỷ đồng)
Doanh thu xã hội
(tỷ đồng)
%Tăngtrưởng lượt khách so với năm trước
%Tăngtrưởng doanh thu so với năm trước 2000 700.000 197 355 - - 2001 803.000 240 482 14.7 35.8 2002 905.000 378 634 12.7 31.5 2003 1.150.000 430 920 27.1 45.1 2004 1.350.000 552 1.215 17.4 32.1 2005 1.560.900 570 1.405 15.6 15.6 2006 1.848.000 771 1.663 18.4 18.4 2007 2.350.000 1.450 3.290 27.2 97.8
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng)
Doanh thu từ các dịch vụ du lịch chủ yếu là cung cấp các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ bổ sung và các dịch vụ lữ hành đã tăng nhanh đột biến trong năm 2007, đây là tốc độ gia tăng kỷ lục của Đà Lạt trong 10 năm gần đây. Xét tỷ lệ khách đến của năm 2007 so với năm 2006 mức độ tăng trưởng là 27.2% cao hơn năm 2006 là 47.8% nhưng doanh thu thi tăng gấp 5.3 lần so với năm 2006 chứng tỏ sự chi tiêu của du khách càng ngày càng dành cho các dịch vụ du lịch nhưng một lý do nữa là tình trạng lạm phát gia tăng, đồng tiền bị mất giá nên đương nhiên du
khách sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng vào thời điểm vật giá leo thang như hiện nay.
Bảng 2.5. GDP du lịchLâm Đồng (2004 - 2007)
Đvt: Triệu USD
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Tổng GDP của ngành du lịch tỉnh 54,52 55.8 55.7 51.25
Tỷ lệ so với GDP cả tỉnh (%) 12,02 15.5 17.6 14.8
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng)
Năm 2007, GDP tỉnh Lâm Đồng đạt gần 8.200 tỷ đồng (tăng 121,4% so với năm 2006). Trong đó ngành dịch vụ du lịch 30% tổng GDP của cả tỉnh tương đương 2.460 tỷ đồng.Trong những năm gần đây tổng sản phẩm quốc nội của Đà Lạt tăng trưởng ở mức độ trung bình và đều qua các năm.