Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 53 - 55)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1.2. Tài nguyên nhân văn

Các di tích lịch sử văn hóa

Nói tới kiến trúc truyền thống ở Lâm Ðồng, trước hết phải đề cập tới mảng kiến trúc cổ xưa, đang bảo lưu nhiều giá trị cổ truyền, đó là bộ phận kiến trúc của các cư dân K’Ho, Mạ, Chu Ru, Rắc Lây, M’Nông, Xtiêng - những tộc người bản địa

đã từng có mặt trên xứ sở này từ nhiều thế kỷ. Sau đó là các kiến trúc của người Việt, và kiến trúc đặc sắc của Pháp là một trong những di tích lịch sử văn hóa hấp dẫn khách du lịch. Tại Lâm Đồng – Đà Lạt hiện còn rất nhiều các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Dinh I, II, III, ga Đà Lạt, biệt thự Pháp hiện có gần 2000 ngôi…

Các lễ hội

Lâm Đồng có nhiều tiềm năng để có thể xây dựng, phục hồi và phát triển các lễ hội mang tính dân gian và hiện đại, mang những nét đặc trưng của Lâm Đồng, ví dụ: rau, hoa, chè, cà phê, tơ tằm, … Tuy nhiên việc khai thác các lễ hội với mục đích văn hóa và du lịch chưa được quan tâm đúng đắn, đặc biệt là các lễ hội của các tộc người K’ Ho, Chu Ru, Lạch,….

Hiện nay, Lâm Đồng đã và đang thực hiện các lễ hội hàng năm như: lễ hội hoa, lễ hội trà, lễ hội cà phê, ngày hội tơ tằm Bảo Lộc, lễ hội kỷ niệm sự hình thành và phát triển của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng….số lượng ít và chưa được người dân cũng như du khách đánh giá cao.

Giá trị văn hóa bản địa

Lâm Đồng là một vùng dân cư có nhiều thành phần dân tộc. Diện tích của Lâm Đồng chiếm gần bằng 1/5 của diện tích toàn vùng Tây Nguyên, là một tỉnh có diện tích đất đai hạn hẹp so với hai tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai - Kon Tum. Nhưng, ngược lại, so với hai tỉnh trên, Lâm Đồng là vùng dân cư có mật độ dân số cao nhất toàn vùng Tây Nguyên.

Lâm Đồng là một trong những tỉnh có số lượng dân tộc thiểu số khá đông, thuộc nhiều bộ tộc khác nhau như: người K’ho, người Mạ, người Rơ-glai... Đáng kể nhất là người K’ho, họ là dân tộc có số dân đông nhất so với các dân tộc khác. Họ định cư ở nhiều vùng khác nhau của Lâm Đồng, tập trung đông nhất là ở huyện Di Linh. Người K’ho lại chia ra thành nhiều chi họ khác nhau như: họ người Srê, họ người Jrai... Phía bắc Lâm Đồng nối liền với những vùng dân cư thuộc thành phần dân tộc Mnông, Bih và Êđê của tỉnh Đắc Lắc. Về phía tây, ranh giới của tỉnh Lâm

Đồng Nai ngày nay. Trong những vùng đồi núi này có những bộ phận của người Stiêng, người Châu ro sinh sống, còn đại bộ phận tỉnh Sông Bé và Đồng Nai là vùng dân cư người Việt đã từng tồn tại lâu đời trong lịch sử. Phía đông và phía nam của tỉnh Lâm Đồng nối liền với những vùng rừng núi miền tây và các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa. Đó là vùng dân cư có các dân tộc Raglai, Êđê và một vài bộ phận người Chăm sinh sống.

Các dân tộc ít người ở Lâm Đồng như người Mạ, người K’ho.... vốn có kinh nghiệm lâu đời về nghề trồng bông, kéo sợi, nuôi tằm là những nghề cổ truyền trong những nhóm dân cư người Việt ở địa phương. Đó cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch mạo hiểm trên hành trình tìm hiểu, khám phá.

Mặt khác, cùng với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, Đà Lạt và các vùng phụ cận còn là nơi lưu giữ được nhiều phong tục tập quán và nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em như Mạ, Chil, Lạch, Chu ru, Tày, Nùng…Sự đa dạng văn hóa là cơ sở để Đà Lạt tổ chức các lễ hội truyền thống để phục vụ và thu hút khách du lịch. Truyền thống văn hóa và phong tục tập quán là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng để tạo sức hút cho du lịch mạo hiểm bởi vì đó cũng là những thách thức để du khách khám phá.

Các di tích khảo cổ ở Lâm Đồng như di tích khảo cổ thời tiền sử, hậu kỳ thời đá cũ, cuối thời đại đá mới, đầu thời đại đồng thau, di tích Cát Tiên, khu mộ cổ Đại Làng, Đại Lào, ….tất cả các di tích khảo cổ này có ở nhiều nơi như Di Linh, Lạc Dương, Lâm Hà, Ðơn Dương, Ðạ Huoai, Ðạ Tẻ, Cát Tiên…..

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w