Nhóm các giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 104 - 105)

7. Bố cục của luận văn

3.4.1. Nhóm các giải pháp về quy hoạch

Cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng và các nghiên cứu, quy hoạch chuyên ngành có liên quan khác, đặc biệt cần nhanh chóng xây dựng chiến lược và quy hoạch cụ thể đối với việc phát triển du lịch mạo hiểm của tỉnh, đây là việc làm rất cần thiết và phải làm triệt để, nghiêm túc.

Xây dựng quy hoạch chi tiết không gian, khu vực, tuyến, điểm, khu, sản phẩm du lịch mạo hiểm một cách bài bản và đồng bộ, trên cơ sở đó nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng hoặc kêu gọi đầu tư cũng như có cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư, hình thành các tuyến, các khu vực tổ chức du lịch mạo hiểm thường xuyên cho khách du lịch. Cần chú trọng các khu vực núi Lang Biang (Đà Lạt), khu vực Núi Voi, khu vực Madagui, khu vực thác Pongour, khu vực thác Dambri (Bảo Lộc, khu vực đèo Ngoạn Mục, khu vực dọc tuyến quốc lộ 723, khu vực Lâm Hà, khu vực Bidoup-Núi Bà. Vạch ra các tuyến du lịch theo hệ thống thác, hồ, sông, hệ thống các đỉnh núi cao, hệ thống các đèo.

Trên cơ sở đó các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mạo hiểm xây dựng cho mình những chiến lược phát triển riêng dựa trên quy hoạch tổng thể về loại hình và sản phẩm du lịch mạo hiểm phù hợp với năng lực và điều kiện của mình cũng như của địa phương.

cần có sự tham gia của các bên: công ty du lịch, các cơ quan nghiên cứu/quy hoạch chuyên ngành, các nhà quản lý để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nói chung của Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại lâm đồng (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w