Với địa phương

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 123 - 128)

6. Kết cấu của Luận văn

4.5.2.Với địa phương

- Thường xuyên và tăng cường công tác giáo dục chính trị, công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách nói chung; đồng thời với chủ trương phát triển kinh tế, trong đó xây dựng và phát triển các KCN, các CCN là những bước đi đúng đắn và thật sự là khâu đột phá đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, để tạo dựng được lòng tin trong nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.

- Để đảm bảo sự đồng bộ của các chính sách, ngoài các chính sách phát triển công nghiệp, địa phương cũng cần ban hành các chính sách về các lĩnh vực khác nhằm tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững như:

+ Chính sách về phát triển nông nghiệp: về chăn nuôi, trồng trọt, về giống, về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trường học, bệnh viện, vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn...

+ Vấn đề tích tụ ruộng đất, chuyển đổi nghề trong nông thôn…

+ Các chính sách về dịch vụ: hỗ trợ tài chính cho phát triển các ngành dịch vụ: tài chính, vận chuyển hàng hoá, hành khách...

+ Các chính sách về an sinh xã hội: hỗ trợ người nghèo, khám chữa bệnh… Sự đồng bộ của các chính sách tạo sự phát triển toàn diện và bền vững công nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội theo hướng hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Luận văn đã luận giải những nội dung cơ bản của đề tài đặt ra và có những đóng góp chủ yếu sau đây:

1- Bằng cách tiếp cận hệ thống và lôgíc, luận văn đã hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp tại địa phương và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương. Tác giả đưa ra các cách phân loại chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, đồng thời đi sâu nghiên cứu và đề ra 7 nhóm chính sách cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tại địa phương. Quá trình đánh giá chính sách là khâu rất quan trọng, nhưng trong thực tế thường xem nhẹ khâu này. Tác giả đưa ra các nội dung đánh giá chính sách dưới phương thức tiếp cận 3 giác độ: Đánh giá và dự báo vị thế; đánh giá và dự báo nội lực; đánh giá và dự báo các tác nhân, làm cơ sở cho việc đề ra chính sách và đánh giá chính sách. Đồng thời tác giả đưa ra 6 tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương làm cơ sở áp dụng cho quá trình thực hiện đánh giá chính sách của địa phương.

Đưa ra 7 nhóm chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tại địa phương: Phát triển công nghiệp; hỗ trợ tiếp cận đất đai; Thương mại, thị trường; khoa học và công nghệ; cải thiện môi trường kinh doanh; phát triển nguồn nhân lực; phát triển công nghiệp bền vững. Trong đó xác định chính sách đầu tư công nghiệp; chính sách phát triển khoa học, công nghệ với sự ưu tiên phát triển nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ là những chính sách đột phá. Tạo ra sự khác biệt vượt trội trong định hướng của Thái Nguyên so với các địa phương khác, đồng thời là cơ hội cho tỉnh Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh dẫn đầu trong khu vực.

Các nội dung về quá trình chính sách, đánh giá chính sách được tác giả đưa ra không chỉ có ý nghĩa với tỉnh Thái Nguyên, mà còn có thể được nghiên cứu áp dung đối với các địa phương khác trong quá trình đề ra chính sách của địa phương mình.

2- Công nghiệp hoá là một thành phần cốt yếu của sự phát triển, tạo ra những tiến bộ về kinh tế và giảm bớt nghèo đói. Các kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng công nghiệp hoá là một hướng đi đúng để phát triển nền kinh tế không chỉ ở phạm vi một nước mà còn được quan tâm với giác độ công nghiệp tại địa phương. Vì vậy, quá trình phát triển công nghiệp tại địa phương phải được gắn liền với các mục tiêu của công nghiệp quốc gia. Đồng thời gắn với sự phân công phân cấp trong hệ thống điều hành của Nhà nước theo hướng tăng cường vai trò của các địa phương. Kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ của quá trình công nghiệp hoá còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các chính sách phát triển, các nguồn lực, các lợi thế là những yếu tố quan trọng quyết định tốc độ của sự phát triển của từng địa phương khác nhau.

3- Tiếp cận vấn đề từ góc độ thực tiễn, luận văn đã phân tích và nhận định rằng, quá trình phát triển công nghiệp ở Thái Nguyên những năm qua đã thu được những thành tựu quan trọng, tình hình công nghiệp đã có những biến đổi sâu sắc, tạo ra sức bật mới của kinh tế tỉnh Thái Nguyên; điều đó đã khẳng định hướng đi đúng, các chính sách phát triển công nghiệp phù hợp, tạo ra sự đột phá trong phát triển. Tuy nhiên quá trình CNH còn gặp không ít khó khăn, trở ngại và hạn chế, yếu kém. Tác giả đã đề xuất một số chính sách chủ yếu, đồng thời xác định nhóm chính sách đột phá cho giai đoạn tới có thể áp dụng trong thực tế tỉnh Thái Nguyên hoặc các tỉnh có điều kiện tương tự. Với những giải pháp đề xuất, tin tưởng rằng có thể vượt qua khó khăn thách thức, tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế so sánh, bứt lên từ nội lực của tỉnh, cùng với sự cộng hưởng tích cực của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Trung du miền núi phía Bắc, trong hệ thống chính sách đồng bộ của quốc gia, các mục tiêu đề ra sớm trở thành hiện thực.

4- Để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thái Nguyên cần áp dụng một cách đồng bộ nhiều biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức. Những giải pháp tăng cường vai trò quản lý Nhà nước, đổi mới hoàn thiện quá trình chính sách có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách, không chỉ đối với chính sách công nghiệp mà còn có ý nghĩa với các nhóm chính sách trong hệ thống các chính sách một cách đồng bộ tại địa phương. Những chính sách đã đề xuất, các nhóm giải pháp trên chỉ có thể được thực hiện thành công nếu chúng được triển khai một cách nhất quán, đồng bộ theo những quan điểm thống nhất và khoa học tại địa phương./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê Thái Nguyên (2011), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010, NXB Thống kê.

2. Cục Thống kê Thái Nguyên (2013), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012, NXB Thống kê.

3. Diễn đàn phát triển Việt Nam (2008), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,

Http://dangcongsan.vn/cpv/.

5. Đào Duy Huân (2007), Quản trị chiến lược trong toàn cầu kinh tế, NXB Thống kê.

6. Trần Khánh (2003), Thành công của Singapore trong phát triển kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia.

7. Mari Pangestu (2004), Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Sở Công Thương Thái Nguyên (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm 2007 – 2012.

9. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác với Sở Công Thương; các huyện, thành, thị từ năm 2007 – 2012.

10. Phạm Thắng, Hoàng Xuân Hoà (12/2003), Quan điểm phát triển và quản lý

Nhà nước các KCN, KCX Việt Nam, Hội thảo khoa học về phát triển các KCN,

KCX TP. Hồ Chí Minh.

11. Trần Đình Thiên (2003), Công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam - Phác thảo và lộ trình, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Phan Đăng Tuất (2007), Chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới và một số kết quả khảo sát của Bộ Công nghiệp về chính sách công nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp, Hà Nội.

13. Phan Đăng Tuất (2008), Phát triển Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, NXB Tổng hợp TP HCM.

14. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám Thống kê 2010, NXB Thống kê.

15. UBND tỉnh Thái Nguyên (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 và một số định hướng chiến lược đến 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Chương trình phát triển Công nghiệp, TTCN

và làng nghề tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

17. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Đề án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020.

18. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 và một số định hướng chiến lược đến 2020.

19. UBND tỉnh Thái Nguyên (2013), Quy hoạch phát triển công nghiệp và nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và một số định hướng chiến lược đến 2020.

20. UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 và một số định hướng chiến lược đến 2020.

21. UBND tỉnh Bình Dương (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và một số định hướng chiến lược đến 2020.

22. UBND tỉnh Đồng Nai (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và một số định hướng chiến lược đến 2020.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 123 - 128)