Những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 128)

6. Kết cấu của Luận văn

1.3.4.Những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp và kinh nghiệm thực tế của các nước và các địa phương trên thế giới và ở Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp tại địa phương đối với tỉnh Thái Nguyên như sau:

Thứ nhất, chính sách phát triển công nghiệp của một địa phương không thể tách rời với chính sách phát triển công nghiệp của quốc gia. Như vậy, mọi chính sách và chiến lược của Tỉnh đề ra phải dựa trên các chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia và xu hướng phát triển công nghiệp của khu vực.

Thứ hai, chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương phải dựa trên lợi thế so sánh chính địa phương so với các vùng và địa phương khác. Trong đó lợi thế về vị trí địa lý được đánh giá cao. Đối với các nước đang phát triển, việc phát triển công nghiệp vẫn là chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế vùng và địa phương.

Thứ ba, Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương phải trên cơ sở khai thác các nguồn lực của địa phương, đồng thời phải thu hút được các nguồn lực của các vùng và địa phương khác (trong và ngoài nước) vào phát triển công nghiệp của địa phương, trong đó đặc biệt chú ý tới tài nguyên, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ và thị trường.

Thứ tư, mỗi vùng và địa phương cần có chính sách phát triển công nghiệp phù hợp với đặc điểm đặc thù của địa phương. Chính sách phát triển công nghiệp của các địa phương đi sau cần hướng tới thu hút các ngành có công nghệ cao, tiên tiến, tránh trở thành nơi thu hút “công nghiệp rác thải” của các đô thị hoặc khu vực kinh tế lớn gần đó. Đồng thời các vùng và địa phương muốn đi nhanh hơn và đi trước so với các địa phương khác cần phải có những chính sách riêng thông thoáng hơn nhất là chính sách thu hút đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các nhà đầu tư từ bên ngoài vào mà còn là sự khuyến khích đầu tư, phát triển kinh doanh của mọi thành phần kinh tế nội tại dân cư trong vùng. Đồng thời quan tâm tới giải quyết các vấn đề về môi trường, các vấn đề xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo ra sự phát triển công nghiệp nhanh và bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra

Câu hỏi 1: Thực trạng chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Những tồn tại, hạn chế là gì? Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó là gì?

Câu hỏi 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn là gì?

Câu hỏi 3: Các giải pháp nào được đưa ra nhằm phát triển công nghiệp tại địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên một cách hiệu quả và bền vững?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho tỉnh Thái Nguyên về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của tỉnh. Chọn 3 khu vực làm điểm nghiên cứu từ các vùng trong tỉnh như sau:

- Khu vực trung tâm công nghiệp phát triển là: Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công.

- Khu vực kém phát triển hoạt động công nghiệp: Đó là các huyện vùng cao và xã trung tâm là Định Hóa và Phú Bình.

- Khu vực dọc theo Quốc lộ 3, có nhiều huyện mà quốc lộ này chạy qua nên tôi tập trung nghiên cứu hoạt động của huyện Phổ Yên.

2.2.2. Thu thập tài liệu

2.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê Thái Nguyên; Sở Công Thương Thái Nguyên; Các báo của UBND tỉnh Thái Nguyên, các sở, ngành của tỉnh Thái Nguyên; báo cáo của UBND 9 huyện, thành, thị; từ sách, báo, Internet,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp thu được từ việc quan sát phỏng vấn các nhà quản lý công nghiệp, cách nhà hoạch định chính sách và các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình có tham gia hoạt động công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu được lựa chọn.

Các đối tượng để thực hiện việc phỏng vấn về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức đối với sự phát triển của ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu là phương pháp ngẫu nhiên.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu có liên quan sau đó được mã hóa và nhập vào phần mềm xử lý số liệu Excel.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Có nhiều phương pháp, nhưng ở luận văn này, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

2.2.4.1. Phương pháp so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối.

2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp lập bảng biểu, vẽ đồ thị và tính toán số nhằm tóm tắt tổng hợp dữ liệu. Bao gồm: Thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu, tóm tắt tổng hợp dữ liệu, diễn đạt dữ liệu,... Mục đích là mô tả hiện trạng hiện tại.

2.2.5. Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị là phương pháp mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị để trình bày các đặc điểm của các chỉ tiêu nghiên cứu. Các dạng đồ thị được sử dụng bao gồm: đồ thị dạng cột, đồ thị dạng hình tròn và đồ thị dạng mạng.

2.3. Phương pháp đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương

Hiện nay, trong đánh giá chính sách nhiều nước đã đưa vào áp dụng phương pháp PCM (Project Cycle Management) trong quản lý dự án, trong đó có những phương pháp tốt để thu thập ý kiến của người được thụ hưởng dự án và đánh giá dự án. Phương pháp này là những gợi ý cho việc đánh giá chính sách phát triển công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nghiệp tại địa phương, vì chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương được thực hiện chủ yếu thông qua thực hiện các dự án. Tuy nhiên, nhìn chung khi tiến hành phân tích theo quan điểm này, người ta đều hướng tới phân tích đánh giá đặc điểm vùng trên hai bình diện vi mô, vĩ mô.

2.3.1. Đánh giá bối cảnh vùng

Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương có liên quan trực tiếp đến giới doanh nghiệp, nên khi phân tích phải lắng nghe ý kiến của đối tượng này.

Phân tích và đánh giá đặc điểm vùng dựa trên cơ sở đánh giá chiến lược đã đề xuất, xem xét đánh giá các mục tiêu cụ thể và mục tiêu tiềm ẩn và các chính sách đã đề xuất để đạt được mục tiêu chính là những yêu cầu khi đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương. Nghiên cứu về bối cảnh theo từng lĩnh vực tập trung vào việc xem xét các nguồn lực có thể sử dụng, các đối tượng liên quan và hệ thống các cơ chế chính sách. Xem xét bối cảnh của vùng phải được lồng ghép trong bối cảnh quốc gia. Hoạt động đánh giá thông thường được dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm chiến lược và phân tích mục tiêu của vùng lãnh thổ.

- Đánh giá chiến lược: Chiến lược phát triển công nghiệp của mỗi vùng, địa phương được phản ánh dựa trên các mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp mà chính quyền địa phương đã đề ra.

- Đánh giá mục tiêu: Việc đánh giá mục tiêu nhằm giúp cho chính quyền địa phương điều chỉnh lại những mục tiêu đã đề ra để đảm bảo sự cân đối và đồng thuận giữa các yếu tố có liên quan; Đảm bảo duy trì động lực của chính sách, thông thường chính sách chỉ đúng trong thời điểm phù hợp và hiệu quả thấp của việc thực hiện nếu chính sách không được duy trì thường xuyên.

2.3.2. Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương theo phương thức tiếp cận ba giác độ thức tiếp cận ba giác độ

Đánh giá các chính sách luôn đi cùng với các dự báo về triển vọng của chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, sau đây đưa ra mô hình nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững (xem Hình 1.2). Theo đó, cách tiếp cận và đánh giá chính sách theo phương thức tiếp cận ba giác độ trên quan điểm mối quan hệ cân bằng tổng thể (đánh giá và dự báo vị thế; đánh giá và dự báo nội lực; đánh giá và dự báo tác nhân) và đánh giá chính sách theo 6 tiêu chí cơ bản trên quan điểm mối quan hệ cân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bằng bộ phận (Tính kinh tế; tính hiệu quả; tính hiệu lực; tính tác động; tính khả thi và tính phù hợp).

Các lý thuyết bổ sung

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương theo hướng phát triển bền vững

Sau đây xem xét chính sách theo cách tiếp cận 3 giác độ:

(1)- Giác độ 1: Đánh giá và dự báo vị thế

Dự báo này dựa trên sự năng động của vận dụng lợi thế vị trí địa lý. Nó thể hiện vị trí của lãnh thổ trên cơ sở các thuận lợi và thách thức của sự phát triển được dự báo, trong mối quan hệ so sánh và cạnh tranh với các lãnh thổ khác. Do vậy, đây là một phán đoán mang tính chất động, trong quá trình cần cập nhật các thông tin cần thiết theo sự vận động của thực tế.

Cụ thể hơn khi nghiên cứu vị trí lãnh thổ người ta chú ý tới ba yếu tố cơ bản sau: Sự năng động của các thị trường; Quan hệ hợp tác cạnh tranh với các lãnh thổ, địa phương khác; Sự phát triển của môi trường xung quanh có liên quan.

(2)- Giác độ 2: Đánh giá và dự báo nội lực

Dự báo này có liên quan tới sự năng động bao gồm những số liệu về thực trạng, có nghĩa là những khả năng riêng của lãnh thổ, các mặt mạnh, mặt yếu của lãnh thổ đó. Các yếu tố có liên quan cần xét đến: Vùng hoạt động và các khu công nghiệp tập trung hay các cụm công nghiệp; Nhà ở cho các khu công nghiệp, nhà ở

Cân bằng bộ phận: Tiếp cận 6 tiêu chí Cân bằng tổng thể: Tiếp cận 3 giác độ Phát triển công nghiệp bền vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dịch vụ; Ngân hàng và các tổ chức tài chính; Khu công nghệ, khu sản xuất; Hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ; Môi trường xã hội, các hạ tầng xã hội; Giáo dục - Đào tạo; Văn hoá - tâm lý cộng đồng…

Đánh giá nội lực cần đưa ra những mặt mạnh, mặt yếu. Tuy vậy, một đặc điểm chỉ có thể được xác định là mặt mạnh hay mặt yếu đối với một nội dung cụ thể chứ không bao giờ có giá trị tuyệt đối.

(3)- Giác độ 3: Đánh giá và dự báo các tác nhân

Dự báo này dựa trên sự năng động của các tác nhân và các dự án mà họ tham gia. Thông thường, trong khi thực hiện một chính sách ở mỗi địa phương có sự tham gia của nhiều tác nhân. Các tác nhân này trong phạm vi địa phương thường là: Cơ quan, tổ chức quản lý hành chính ở địa phương; Các doanh nghiệp ĐTNN; Các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ hoặc các yếu tố đầu vào; Các cơ quan, tổ chức hiệp hội; Các cá nhân những người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi đã thiết lập được một dự báo chiến lược mang tính thăm dò cho mỗi thị trường hay phần của thị trường, ta có thể đưa ra một kịch bản phát triển cho địa phương và từ kịch bản này mà các chiến lược sẽ được đưa ra để xem xét.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau: Sáu tiêu chí cơ bản để đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương:

Những chỉ tiêu này có thể được áp dụng vào đánh giá các chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương trên các bình diện vi mô và vĩ mô.

(1)- Tính kinh tế

Từ mục tiêu, chiến lược phát triển với khả năng thực trạng của nền kinh tế mà đặt ra mục tiêu, vấn đề chính sách hướng tới cho phù hợp. Do nguồn lực khan hiếm nên tính kinh tế hướng tới việc lựa chọn các chính sách tương thích với các điều kiện hiện có, theo hướng tiết kiệm nguồn lực, tổ chức thực hiện chính sách cũng được lựa chọn dựa trên mục tiêu tiết kiệm. Với mỗi mục tiêu đề ra của chính sách phát triển công nghiệp cần phải được đưa ra đánh giá một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng dựa trên cơ sở các nguồn lực tại từng thời kỳ chính sách, như phân tích so sánh kinh tế cho các yếu tố như: lao động; nhu cầu các yếu tố đầu vào; cân đối các nguồn lực đảm bảo quá trình thực hiện, thời gian thu hồi chi phí ban đầu...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(2)- Tính hiệu quả (Efficiency)

Tiêu chí hiệu quả này đo lường bằng tỷ lệ giữa các yếu tố đầu vào/ kết quả thu được, nói cách khác là đánh giá giữa kết quả đạt được sau quá trình thực hiện chính sách với mục tiêu, dự tính ban đầu của chính sách đề ra. Tiêu chí hiệu quả liên quan đến vấn đề chất lượng quản lý, dựa trên cơ sở vận dụng từng chương trình hay nhóm những chương trình đã đề ra để hỗ trợ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra như: thu hút và nuôi dưỡng các doanh nghiệp một cách linh hoạt và sáng tạo. Đánh giá này dựa trên cơ sở quản lý tốt và có hiệu quả các nguồn lực. Các chương trình đề ra cho từng giai đoạn thực hiện chính sách phải đem lại những lợi ích đã dự kiến trước.

Các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chính sách phải được quản lý dựa trên cơ sở phân định rõ ràng về trách nhiệm cho từng tổ chức và cá nhân. Người đứng đầu các cơ quan quản lý địa phương phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

(3)- Tính hiệu lực (Effectiveness)

Tiêu chí hiệu lực tập trung vào xem xét các kết quả thu được trong quá trình thực hiện chính sách đã đạt được đến mức nào so với mục tiêu, chiến lược ban đầu đã đề xuất. Cần phải xem xét xem kết quả thu được sau một khoảng thời gian thực hiện chính sách (hay sau khi kết thúc thực hiện) có phù hợp với mục tiêu ban đầu và các kết quả mong đợi khi đề xuất chính sách không. Có gì sai lệch so với mục tiêu và kết quả dự kiến ban đầu không. Cần phải điều chỉnh những gì (nếu có) để đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp như đã mong đợi.

Trong quá trình thực hiện chính sách tiêu chí này giúp ta xem xét lại cơ cấu

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 128)