Mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 94)

6. Kết cấu của Luận văn

4.2.2. Mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

4.2.2.1. Mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp chung

Phát triển công nghiệp để trở thành ngành có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của cả tỉnh với trình độ sản xuất tương đối hiện đại vào năm 2020 và đạt trình độ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong nhiều ngành công nghiệp chủ chốt vào năm 2030. Mục tiêu đề ra là năm 2020 công nghiệp và xây dựng đóng góp khoảng 49-50% vào GDP toàn tỉnh và cao hơn một chút vào năm 2030, giải quyết việc làm cho trên 26% lao động xã hội vào năm 2020 và khoảng 34% vào năm 2030 (lao động hoạt động kinh tế).

4.2.2.2. Mục tiêu và định hướng cụ thể một số ngành công nghiệp

a) Công nghiệp chế tạo

- Ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp là các ngành cần được ưu tiên nhất của tỉnh, là nhóm ngành quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu của nhóm ngành này là: Máy vò chè, sao chè, máy xay xát, động cơ Diesel, hộp số.

- Hướng chuyên môn hóa, phân bố sản xuất như sau:

+ Các khu công nghiệp thuộc Sông Công và Phổ Yên: Sản xuất và lắp ráp động cơ diesel, động cơ thủy đến 400 HP, xe tải nhẹ và xe nông dụng, sản xuất và lắp ráp máy kéo, máy nông nghiệp; sản xuất thiết bị điện, điện dân dụng; thiết bị đồng bộ cho ngành dệt; phụ tùng xe máy, ô tô các loại; trục động cơ diesel, hộp số máy kéo - ô tô; sản xuất công cụ, dụng cụ...

+ Các khu công nghiệp thuộc thành phố Thái Nguyên: Sản xuất thiết bị cán- kéo thép (cán thép tấm, thép hình), thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản và sửa chữa máy các loại.

+ Các cụm, điểm công nghiệp thuộc địa bàn các huyện: Chủ yếu là các xưởng sửa chữa cơ khí, ngoài ra còn sản xuất các loại thiết bị chế biến nông, lâm sản cỡ nhỏ và vừa; thiết bị bảo quản sau thu hoạch.

b) Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản

Trên cơ sở Luật khoáng sản và các quy định của Nhà nước về khai thác khoáng sản, cần lập các quy hoạch và thực hiện hiệu quả các quy hoạch thăm dò,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.

* Phương hướng phát triển:

- Khai thác chế biến khoáng sản phù hợp với “quy hoạch khai thác chế biến các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh” đã được phê duyệt;

- Chế biến sâu khoáng sản: Nên đầu tư tập trung ở một số cụm công nghiệp như Trúc Mai, Quang Trung - Chí Son, Phú Lạc, Động Đạt...

- Than: Khai thác chủ yếu tại các mỏ than Bắc và Nam Làng Cẩm, than Núi Hồng, Khánh Hoà… Dự kiến năm 2015 đạt 2,0 triệu tấn và năm 2020 đạt 2,5 triệu tấn và duy trì mức khai thác khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu tấn ở giai đoạn 2020 đến 2030.

- Quặng sắt: Dự kiến năm 2015 đạt 60-70 vạn tấn quặng tinh và năm 2020 đạt 100-120 vạn tấn quặng tinh, giai đoạn từ 2020 đến 2030 tập trung chế biến sâu các sản phẩm quặng để nâng cao hiệu quả kinh tế các loại quặng sắt được khai thác trên địa bàn tỉnh.

- Quặng kẽm chì: Quặng kẽm chì được khai thác ở Cúc Đường, Phú Đô - Tèn, Khôi Kỳ... Dự kiến sản lượng năm 2015 là 70-80 nghìn tấn và năm 2020 là 100-130 nghìn tấn.

- Quặng thiếc, vonfram: Quặng thiếc có nhiều ở Núi Pháo, Phục Linh, La Bằng. Năm 2015 dự kiến khai thác khoảng 130 nghìn tấn để luyện 1000 tấn thiếc; năm 2020 khai thác 190-195 nghìn tấn quặng để luyện 1500 tấn thiếc.

- Khai thác đá các loại: Đá được khai thác ở Núi Voi, đá xi măng La Hiên, Con Hổ, Đồng Cũ, Quang Sơn, Núi Hột. Dự kiến đến năm năm 2015 đạt 2 triệu m3 và năm 2020 đạt 2,5 triệu m3.

- Các khoáng sản khác: Ngoài ra còn khai thác sét ở Cúc Đường, Khe Mo dùng cho xi măng và sản xuất gạch, ngói nung. Khai thác cát sỏi chủ yếu do các cơ sở địa phương và ngoài quốc doanh thực hiện với sản lượng dự kiến năm 2015 đạt 1,5 triệu m3 và năm 2020 khoảng trên 2 triệu m3.

c) Công nghiệp luyện kim, sản xuất kim loại

Công nghiệp luyện kim là ngành quan trọng đối với phát triển Công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.

* Phương hướng phát triển:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ công nghệ, để phát huy hết công suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các dự án lớn về luyện kim đen và luyện kim mầu đang đầu tư xây dựng trên địa bàn đi vào sản xuất đúng tiến độ như: Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, Công ty TNHH NN MTV Kim Loại màu Thái Nguyên, Công ty kim loại màu Việt Bắc, Công ty cổ phần luyện kim đen...

- Sản xuất thép: Sản xuất thép chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp cơ khí. Dự kiến sản lượng phôi thép năm năm 2015 khoảng từ 1,3-1,5 triệu tấn duy trì mức này vào năm 2020.

- Sản xuất thiếc: Tiếp tục khai thác thiếc sa khoáng ở Phục Linh. Đầu tư mới cho khai thác thiếc gốc Núi Pháo. Kết hợp khai thác thiếc với tận thu vàng, bạc, tinh quặng vonfram. Dự kiến sản lượng thiếc năm 2015 là 700-800 tấn và năm 2020 là 800- 1.000 tấn.

- Sản xuất kẽm: Huy động hiệu quả công suất của các xưởng kẽm điện phân hiện có; xây dựng thêm các nhà máy kẽm điện phân công suất 10 nghìn tấn kẽm và 10 nghìn tấn axít sunfuríc; kết hợp mở rộng để sản xuất chì kim loại và các kim loại khác. Dự kiến sản lượng kẽm điện phân năm 2015 là 15-20 nghìn tấn và năm 2020 là 20- 25 nghìn tấn.

- Các kim loại khác: Đầu tư sản xuất titan kim loại dùng trong công nghiệp hàng không, tên lửa vũ trụ, que hàn, tráng phủ bề mặt kim loại; đẩy mạnh sản xuất các loại fero (như fero silic, fero mangan, fero crôm, fero titan…) cho sản xuất thép hợp kim; phát triển hợp lý các sản phẩm bột ôxýt kẽm ZnO loại 80%, 90%, 60%, thiếc loại 1 hàm lượng 99,75-99,9% Sn.

d) Công nghiệp hóa chất

Công nghiệp hóa chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, đảm nhận cung cấp nguyên liệu và sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, y tế, chăm sóc sức khỏe...).

* Phương hướng phát triển:

- Khai thác tối đa công suất các cơ sở hiện có, triển khai đầu tư nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực hóa dược, đặc biệt là sản xuất các loại thuốc chữa bệnh cả đông và tây dược.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Liên kết hợp tác và tái cơ cấu các cơ sở hiện có theo chiều dọc nhằm tăng thêm nguồn lực tài chính, nhân lực, kinh nghiệm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm đáp ứng các nhu cầu trong và ngoài nước.

- Đầu tư mới các dự án sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ nông- lâm nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất bao bì nhựa, sơn cao cấp, chất độn công nghiệp; riêng phát triển sản xuất vật liệu nổ phải tuân theo quy hoạch phát triển vật liệu nổ cả nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Quyết định số 64/2002/QĐ-TTg ngày 23/5/2002).

e) Công nghiệp da giày và sản xuất hàng tiêu dùng

Đây là ngành có tiềm năng tăng phát triển do nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng và là ngành có kỹ thuật, công nghệ không phức tạp, suất đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, thời gian đào tạo tay nghề ngắn, thích hợp với lao động nông nghiệp chuyển sang và thu hút nhiều lao động. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất của nhóm này tại tỉnh Thái Nguyên nhìn chung mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, chủng loại chưa phong phú, chất lượng chưa cao nên mới chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong tỉnh. Một số ít sản phẩm đã vươn ra thị trường nước ngoài, song hiệu quả thấp do chưa có kênh tiêu thụ trực tiếp mà phải qua trung gian.

* Phương hướng phát triển:

- Nâng cao năng lực sản xuất các cơ sở may công nghiệp hiện có: Từng bước cải tiến, đầu tư mới trang thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm có chất lượng nhằm giảm dần và hướng tới thay thế việc thực hiện các hợp đồng gia công bằng sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp.

- Đầu tư liên hợp sợi, dệt, nhuộm và các nhà máy may, sản xuất giày dép lớn chuyên làm hàng xuất khẩu, trung tâm đào tạo và thiết kế mẫu mốt thời trang tại các khu công nghiệp: Sông Công, Nam Phổ Yên, Yên Bình, Điềm Thuỵ

- Đối với các cụm công nghiệp nên tổ chức các loại hình sản xuất giày, dép, may công nghiệp; các cơ sở chế biến nông-lâm sản, thực phẩm và các loại hàng hoá tiêu dùng khác có quy mô vừa và nhỏ, với mục đích giải quyết lao động việc làm tại chỗ và sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, gia công hàng xuất khẩu.

f) Công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm và đồ uống

Công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh với các sản phẩm như chế biến chè, gỗ xẻ, giấy, bia hơi, nước khoáng...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Phương hướng phát triển:

- Quy hoạch và phát triển các vùng chè, cây ăn trái theo hướng chuyên canh, năng suất cao, có khối lượng hàng hoá lớn; phát triển chăn nuôi, cải thiện chất lượng thịt và trọng lượng xuất chuồng; khai thác hiệu quả, bền vững rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, ván dăm và giấy.

- Sản xuất và chế biến chè: Trong giai đoạn 2011-2020, dự kiến sản lượng chế biến chè khô quy mô công nghiệp lên 15.000-20.000 tấn chè/năm. Đồng thời, từng bước quảng bá thương hiệu chè xanh của Thái Nguyên ra cac thị trường thế giới. Có chiến lược cụ thể và ưu tiên đầu tư xây dựng thương hiệu chè xuất xứ cho chè Tân Cương của tỉnh.

- Chế biến rau quả, thực phẩm:

+ Đầu tư đổi mới công nghệ các nhà máy chế biến sữa, chế biến thịt lợn sữa đông lạnh. Đầu tư nâng cao trình độ công nghệ cho các cơ sở sản xuất nước chấm, xay xát gạo ngô, chế biến đậu phụ, sản xuất đường, thức ăn gia súc, một số lò sấy hoa quả thủ công ở Đồng Hỷ, các cơ sở sấy vải và một cơ sở liên doanh sản xuất rượu mơ để nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Chế biến thịt: Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy cổ phần chế biến thịt có công nghệ hiện đại, chế biến được nhiều sản phẩm từ gia súc, gia cầm, công suất khoảng 4.000 tấn/năm tại các khu công nghiệp nhỏ tại thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên, Đồng Hỷ; Từ năm 2015 đến 2020 tiếp tục đầu tư mở rộng công suất nhà máy đã được xây dựng lên 6.000 tấn/năm.

+ Chế biến rau quả: Đầu tư các cơ sở sơ chế rau quả (kho lạnh, sấy khô, xử lý bằng nước ô zôn...) công suất 5.000-10.000 tấn/năm trong các khu công nghiệp, gần vùng nguyên liệu tại Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên;

+ Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc: Tiếp tục ổn định công suất các cơ sở hiện có và kêu gọi đầu tư các cơ sở mới có quy mô nhỏ, công suất khoảng 10.000 tấn/năm. Đầu tư mở rộng để nâng tổng công suất các cơ sở chế biến thức ăn gia súc hiện có lên 40.000 tấn/năm; Kêu gọi đầu tư cơ sở chế biến thức ăn gia súc mới, công suất giai đoạn I là 100.000 tấn; giai đoạn II nâng lên 200.000 tấn/năm, vốn đầu tư 3 triệu USD tại khu công nghiệp Sông Công hoặc tại các khu công nghiệp nhỏ của huyện Đồng Hỷ, Phú Bình dưới hình thức góp vốn hoặc liên doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30-50 triệu lít/năm từ nguồn vốn đầu tư ngoài tỉnh hoặc vốn đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của tỉnh và các địa phương lân cận; Tận dụng nguồn nước khoáng trên địa bàn tỉnh để sản xuất nước khoáng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận.

+ Chế biến gỗ và lâm sản: Tiếp tục phát huy hết công suất Nhà máy ván dăm Lưu Xá đạt 16.500 m3/năm. Hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ vốn, truyền nghề để phát triển mạnh các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu mây tre; Đầu tư nâng công suất Nhà máy ván dăm Lưu Xá lên 20.000m3/năm. Trên cơ sở hoạt động của Nhà máy ván dăm Lưu Xá, hỗ trợ cơ sở này mở rộng hoạt động sang sản xuất đồ gỗ nội thất gia dụng và văn phòng.

g) Công nghiệp điện, nước và xử lý chất thải

Ngành sản xuất và phân phối điện, nước và xử lý chất thải đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn từ 2006-2010 (khoảng 19,23%/năm).

Mục tiêu phát triển: Đến năm 2015 tổng GTSX của nhóm ngành này đạt khoảng 1.800-2.000 tỷ đồng (theo giá cố định), chiếm tỷ trọng khoảng 6% tổng GTSX khu vực Công nghiệp-Xây dựng và đến năm 2020 đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 3-4% tổng GTSX khu vực Công nghiệp, giai đoạn từ 2020-2030 duy trì mức cung cấp nước sạch 100% cho người dân và xử lý đạt tiêu chuẩn đối với chất thải, rác thải và nước thải

Phấn đấu đến năm 2015 đạt 100% số hộ dân cư được sử dụng nước sạch. Để đảm bảo các nhu cầu trên thì công suất các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh phải đạt 180.000 m3/ngày/đêm năm 2015, trên 250.000 m3/ngày/đêm năm 2020.

* Phương hướng phát triển:

Phấn đấu đáp ứng tối đa nhu cầu về nước, năng lượng điện cho phát triển KTXH của tỉnh. Đảm bảo chất lượng về dịch vụ cung cấp nước, điện phục vụ nhu cầu chung, đặc biệt là sinh hoạt và sản xuất. Coi trọng tiết kiệm hai dạng năng lượng này để giảm thiểu những tác động xấu đối với môi trường.

Có phương án đầu tư chiều sâu, đảm bảo sản xuất ổn định, hết công suất các cơ sở sản xuất điện, nước hiện có như: Nhiệt điện Cao Ngạn, nhà máy nước Tích Lương, Thái Nguyên, Sông Công... Đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới cơ sở nhiệt điện An Khánh, thuỷ điện Hồ Núi Cốc, các nhà máy nước (Phổ Yên, Phú Bình) và các trạm thuỷ điện nhỏ, ứng dụng các dạng năng lượng điện khác phục vụ các xã vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sâu, xa, nơi không đưa được điện lưới Quốc gia...

Xây dựng mạng lưới cung cấp điện, nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 theo các quy hoạch đã được xây dựng, có phương án đầu tư nâng cấp, đầu tư mới toàn bộ hệ thống.

Sau khi hình thành khu Công nghiệp - Đô thị Yên Bình, khu Công nghiệp Điềm Thuỵ, cần có phương án xây dựng mới 02 nhà máy xử lý chất thải công suất 300.000 tấn/năm, sau năm 2016 tính toán mở rộng nâng công suất lên 600.000 tấn/năm.

h) Công nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực như gia công cơ khí, chế tạo máy đã ứng dụng công nghệ cao;

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)