Chính sách phát triển công nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 112 - 113)

6. Kết cấu của Luận văn

4.3.7. Chính sách phát triển công nghiệp bền vững

Trên cơ sở các KCN, khu đô thị hiện có, cùng với sự gia tăng dân số công nghiệp và đô thị ngày một cao. Chính vì vậy, phát triển công nghiệp của Thái Nguyên phải gắn với xây dựng các khu đô thị, hình thành các khu đô thị mới. Chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội các KCN, các khu đô thị, tạo sự gắn kết hạ tầng các đô thị chặt chẽ. Tạo thành các vùng đô thị và công nghiệp.

Chính sách phát triển công nghiệp chú trọng khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chống tình trạng làm thoái hoá đất, chống ô nhiễm nguồn nước. Sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc quản lý, sử dụng đất đai, quản lý và bảo vệ nguồn nước.

Quy hoạch và thực hiện đầu tư mới các khu công nghiệp làng nghề, các CCN ở các huyện, thành phố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương đầu tư phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ triển, giải quyết việc làm cho phần lớn lao động ở nông thôn. Đây chính là hướng đầu tư cho phát triển bền vững, vừa đảm bảo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vừa tạo điều kiện quy hoạch lại nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.

Chính sách phát triển công nghiệp, đồng thời với chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực sự hình thành hệ thống chính sách cho phát triển bền vững.

Chính sách phát triển công nghiệp phải gắn với việc xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện có hiệu quả các chính sách đã đề ra.

- Chương trình đẩy mạnh xây dựng phát triển các KCN, cụm công nghiệp gắn với phát triển các khu đô thị, các khu dân cư theo hướng bền vững, hiện đại;

- Chương trình cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng giao thông; Quy hoạch và phát triển hệ thống điện; Nhân cấy nghề mới, giải quyết việc làm;

- Các chương trình, dự án xúc tiến đầu tư;

- Xây dựng đề án nâng cao giá trị thương hiệu; Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Nâng cao giá trị các sản phẩm làng nghề, nâng cao năng lực kinh doanh;

- Các chương trình giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hôi;

- Chương trình nâng cao chất lượng đân số và chất lượng nguồn nhân lực; - Chương trình sử dụng hiệu quả tài nguyên, chống suy thoái đất và sử dụng hiệu quả bền vững tài nghuyên đất, tài nguyên nước;

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, tăng cường kiểm soát, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Phát triển bền vững là gắn kết các hệ thống chính sách của địa phương đề ra bao gồm các chính sách về công nghiệp, về nông nghiệp, về thương mại dịch vụ, các chính sách xã hội: giảm nghèo, việc làm và phúc lợi xã hội, các chính sách về y tế, giáo dục, về sức khoẻ cộng đồng, về bảo vệ môi trường... một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)