Trình độ công nghệ các doanh nghiệp công nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 59 - 60)

6. Kết cấu của Luận văn

3.2.5. Trình độ công nghệ các doanh nghiệp công nghiệp

- Ngành luyện kim: Thái Nguyên có truyền thống về ngành luyện kim đen và luyện kim màu. Ngành luyện kim mặc dù gần đây đã được đầu tư chiều sâu, nâng cao công suất và đã ứng dụng một số công nghệ tiên tiến như luyện thiếc bằng lò điện, thiêu quặng kẽm, điện phân kẽm bằng lò lớp sôi, đúc thép liên tục, cán thép bằng dây chuyền tự động nhưng nhìn chung, do quy mô công suất nhỏ nên về tổng thể công nghệ thiết bị của ngành còn lạc hậu, sản phẩm không đa dạng, trình độ chế biến tinh chưa cao, chưa có các sản phẩm cao cấp dùng cho công nghiệp chế tạo máy, đóng tàu.

- Ngành khai thác: Công nghệ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện vẫn ở trình độ lạc hậu, năng suất thấp, sử dụng nhiều lao động thủ công, gây tổn thất và thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

- Ngành cơ khí: Thái Nguyên có năng lực đúc và rèn dập khá mạnh trong cả nước, là địa phương duy nhất có thiết bị dập song động, có hệ thống nhiệt luyện liên hoàn tương đối hiện đại. Tuy nhiên, hiện trạng thiết bị của ngành phần lớn đã cũ, lạc hậu, với đa số là các loại thiết bị vạn năng cấp chính xác loại trung bình (cấp 1 và 2) được nhập khẩu từ những năm 70, nên tiêu hao năng lượng lớn, hiệu quả sản xuất thấp. Gần đây một số cơ sở cơ khí lớn trang bị máy gia công CNC, nên trình độ công nghệ đã tăng lên một bước; những cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất dụng cụ cụ y tế được đầu tư thiết bị nhập ngoại đồng bộ có trình độ công nghệ khá, còn lại tổng thể trình độ công nghệ của ngành ở mức trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ngành hoá chất: Thái Nguyên là trung tâm sản xuất vật liệu nổ của cả nước nhưng trang thiết bị nhà xưởng sản xuất của ngành manh mún, quy mô nhỏ và lạc hậu nên chủng loại sản phẩm ít, chủ yếu là pha trộn, chất lượng sản phẩm không cao.

- Ngành sản xuất VLXD: Hiện đang là thế mạnh được đầu tư khá lớn trong mấy năm lại đây: Nhà máy xi măng Thái Nguyên, tổng mức đầu tư 3.119 tỷ đồng, công suất 1,5 triệu tấn/năm, khởi công từ năm 2003, năm 2009 nhà máy có sản phẩm bán ra thị trường; Nhà máy xi măng Quan Triều, tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, công suất 0,77 triệu tấn/năm, khởi công từ năm 2007, quý IV năm 2010 nhà máy có sản phẩm bán ra thị trường; nâng công suất nhà máy xi măng La Hiên lên 0,75 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 612 tỷ đồng; Nhà máy gạch Ceramic của Công ty cổ phần Prime Phổ Yên, công suất 12 triệu m2/năm, đi vào sản xuất từ quý II năm 2008; Nhà máy gạch ốp lát Việt-ý khu công nghiệp Sông Công, công suất 02 triệu m2/năm, đi vào sản xuất từ năm 2005; các dây truyền này đạt trình độ sản xuất khá do được đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại nhập ngoại. Ngoài ra còn hàng chục cơ sở sản xuất VLXD khác như: xi măng, gạch tuy nen, tấm lợp amiăng có trình độ sản xuất ở mức thấp đến trung bình.

- Ngành dệt may - da giày: Trình độ công nghệ phần lớn các cơ sở sản xuất trong ngành là thấp với quy mô nhỏ lẻ. Riêng trình độ công nghệ của Công ty CP đầu tư và thương mại TNG đạt loại trung bình khá, trang thiết bị chính được nhập đồng bộ từ Nhật Bản, còn tương đối mới.

Ngành chế biến nông - lâm sản, thực phẩm và đồ uống: Các cơ sở sản xuất lớn như: Công ty TNHH sữa Vĩnh Phúc, Phổ Yên, thiết bị công nghệ hiện đại nhập từ Thuỵ Điển, có trình độ tự động hoá cao; Công ty CP chè Sông Cầu được đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất chè xanh đồng bộ nhập từ Nhật Bản, trình độ công nghệ của 02 doanh nghiệp này được xếp vào loại khá; trình độ công nghệ của cơ sở chế biến thuộc loại trung bình khá như: Công ty CP chế biến thực phẩm Thái Nguyên, nhà máy chè Tân Cương; còn lại là các cơ sở có trình độ công nghệ ở mức trung bình và dưới trung bình.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)