Đánh giá quá trình hoạch định chính sách phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 73)

6. Kết cấu của Luận văn

3.3.3.Đánh giá quá trình hoạch định chính sách phát triển công nghiệp

Quá trình hoạch định chính sách là chu trình rất quan trọng từ khâu đầu tới khâu cuối đảm bảo tính phù hợp và khả thi của các chính sách ban hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Xác định vấn đề chính sách: Ngay từ khi thành lập tỉnh, những vấn đề về phát triển kinh tế xã hội đã đặt ra sự cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ phát triển. Từ một tỉnh có điểm xuất phát kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chính. Xác định phát triển kinh tế là cấp bách, song việc lựa chọn vấn đề, chọn khâu đột phá phát triển công nghiệp là yếu tố quyết định. Trong xác định vấn đề chính sách, công tác nghiên cứu và dự báo đóng vai trò rất quan trọng, để từ đó đánh giá dự báo theo 3 giác độ chính xác các yếu tố: nội lực, yếu tố vị thế, yếu tố tác nhân, làm căn cứ để xác định các vấn đề chính sách khi triển khai. Tuy nhiên, trong thực tế việc phân tích các yếu tố có khi chỉ mang tính định tính, việc phân tích một cách cụ thể, kỹ lưỡng các yếu tố đòi hỏi phải có quá trình. Làm tốt công tác nghiên cứu và dự báo sẽ giúp cho quá trình hoạch định chính sách được sát hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Xác định mục tiêu chính sách: Theo từng giai đoạn, các mục tiêu đề ra được đề cập phù hợp với các định hướng phát triển ưu tiên.

+ Giai đoạn 1997-2001 là giai đoạn ổn định, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Mục tiêu đề ra là tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp dân doanh. Chính sách hướng tới công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp làng nghề, đồng thời đề ra các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp mở mang sản xuất, tăng cường đầu tư tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm.

+ Giai đoạn 2001-2006 là giai đoạn tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp. Chính sách hướng tới đẩy mạnh phát triển các KCN tập trung, các CCN vừa và nhỏ, công nghiệp làng nghề. Các chính sách đề ra đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào các KCN tập trung, khuyến khích phát triển các CCN vừa và nhỏ, tạo ra bước phát triển đột phá công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

+ Giai đoạn 2007-2012 là giai đoạn tiếp tục thu hút đầu tư theo hướng lựa chọn các nhà đầu tư có thương hiệu mạnh, có trình độ công nghệ tiên tiến, hướng tới các sản phẩm xuất khẩu, đồng thời tăng thu ngân sách, bảo vệ môi trường sinh thái. Theo đó các chính sách tiếp tục điều chỉnh mục tiêu theo hướng tăng cường thu hút nguồn vốn nước ngoài, đồng thời đề cao vai trò khoa học công nghệ, nêu cao ý thức bảo vệ môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Từ các mục tiêu đề ra hướng tới trong quá trình phát triển, mà giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu xác định các vấn đề chính sách, các khâu quan trọng, các đối tượng mà chính sách cần tác động để xây dựng các phương án chính sách, từ đó lựa chọn được phương án chính sách tối ưu, quyết định chính sách phù hợp. Các chính sách của tỉnh Thái Nguyên đã được ban hành thời gian qua theo đúng thẩm quyền, mang lại hiệu quả tích cực, thực sự thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 73)