6. Kết cấu của Luận văn
3.3.1. Đánh giá chính sách theo cách tiếp cận 3 giác độ
3.3.1.1. Đánh giá vị thế
Sự phát triển công nghiệp đã góp phần tích cực đẩy nhanh tốc độ tăng GDP, mức tăng có xu hướng tăng đều cao hơn mức tăng của cả nước và của cả vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng GDP tỉnh Thái Nguyên trong vùng TDMNBB đã tăng từ 12,2% năm 2000 lên 12,6% năm 2005, 13, 3% năm 2010 và 14,2% vào năm 2012 (tăng 2% trong thời kỳ 11 năm), đưa Tỉnh từ vị trí thứ ba vào năm 2000 lên vị trí thứ nhất năm 2010 và 2012. Xu thế này hoàn toàn phù hợp với một tỉnh có vai trò trung tâm vùng như Thái Nguyên.
Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại, nhất là trong giai đoạn 2007 - 2012, đã phát huy lợi thế so sánh đối với các nhóm ngành có ưu thế, xuất hiện một số ngành mới, ngành sử dụng công nghệ cao, bước đầu tạo dựng nhóm ngành công nghiệp phụ trợ tạo ra các lợi thế mới cho giai đoạn tiếp theo.
3.3.1.2. Đánh giá yếu tố nội sinh
Chính sách công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí trung gian và nâng cao năng suất lao động. Cả quy mô và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên. Đánh dấu của sự phát triển toàn diện hướng tới quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trình độ xây dựng, hoạch định chính sách của hệ thống chính quyền các cấp ngày một nâng lên. Các chính sách ngày càng được hoàn thiện, tăng cả về số lượng và chất lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.3.1.3. Đánh giá các tác nhân
Các thành phần kinh tế đều phát triển, duy trì được sự tăng trưởng đều đặn, phát huy đa dạng nguồn vốn trong đầu tư, thu hút được số lượng lớn nguồn vốn từ bên ngoài cho phát triển.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2007 - 2012 (theo giá cố định 1994) tăng bình quân 22% trở lên.
Công nghiệp Thái Nguyên được phát triển với các ngành sản xuất khá đa dạng, dựa trên ưu thế tự nhiên, gắn với quá trình sản xuất từ lâu đời như các làng nghề truyền thống, có sự chuyển dịch phân bố các cơ sở sản xuất của Nhà nước, các nhà đầu tư mới, đây là điểm nhấn phát huy các lợi thế so sánh của địa phương trong thu hút đầu tư từ bên ngoài, được hình thành trong quá trình phát triển các khu công nghiệp. Cơ cấu ngành trong công nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể trong đó công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đạt mức tăng trưởng là 10,71%/năm (mục tiêu là 35,48%), công nghiệp chế biến đạt 17,9% (mục tiêu là 19,62%) và công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước đạt 19,2% (mục tiêu là 10,98%).
Với chính sách công nghiệp phù hợp nhiều ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo phục vụ xuất khẩu đã dần tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp. Tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ mới, hiện đại, công nghiệp điện tử đang dần chiếm ưu thế. Điều đó khẳng định các tác nhân tham gia trong phát triển công nghiệp ngày càng tăng lên, chất lượng đóng góp cho sự phát triển cũng không ngừng tăng theo.