Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 49)

6. Kết cấu của Luận văn

3.1.6.Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên

3.1.6.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2007- 2012

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (GDP) theo giá so sánh năm 1994 tăng từ 4.193,5 tỷ đồng (năm 2007) lên 6.958,1 tỷ đồng (năm 2012); tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,74%.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên 2007-2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2012 Bình quân

1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế % 12,46 11,50 9,31 10,68 9,36 10,74

2. Cơ cấu kinh tế % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông lâm nghiệp, thuỷ sản % 25,42 23,82 22,46 21,26 20,23 23,42 - Công nghiệp, xây dựng % 40,97 42,75 43,90 44,93 46,00 42,91 - Dịch vụ % 33,61 33,43 33,64 33,81 33,77 33,67

* GDP bình quân đầu ngƣời

- Tỉnh Thái Nguyên Tr.đ 8,9 12,1 14,6 17,4 22,3 13,8 - Bình quân cả nước Tr.đ 13,6 17,4 19,3 22,8 27 18,6 - Tỷ lệ so với cả nước (%) 65,44 69,54 75,64 76,31 82,6 73,9

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2007-2012)

GDP bình quân đầu người tăng từ 8,9 triệu đồng (năm 2007) lên 22,3 triệu đồng năm 2012. Mức độ tăng bình quân giai đoạn 2007-2012 là 23,8% tương ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ với mức thu nhập bình quâ đầu người giai đoạn này là 13,8 triệu đồng. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với cả nước 4,1%, nhưng mức bình quân đầu người của tỉnh chỉ mới bằng 73,9% GDP bình quân đầu người của cả nước trong giai đoạn từ 2007-2012.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2007-2012 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 40,97% (năm 2007) lên 46% (năm 2010), tuy nhiên lại giảm xuống 42,91% (năm 2012); thương mại - dịch vụ tăng từ 33,61% (năm 2007) lên 33,67% (năm 2012); khu vực nông - lâm, ngư nghiệp giảm từ 25,42% (năm 2007) xuống còn 23,42 % (năm 2012);

Tính bình quân trong giai đoạn 2007-2012 thì cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên vẫn đảm bảo Công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP (chiếm bình quân là 42,91%) tiếp theo là ngành dịch vụ chiếm bình quân là 33,67 %.

3.1.6.2. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu

a) Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh) tăng từ 1.844,1 tỷ đồng năm 2006 lên 2.581,3 tỷ đồng năm 2012, tăng bình quân 5,9% năm. Ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có tốc độ tăng khá, nhưng còn rất nhỏ (chiếm 5,7% so với tổng mức giá trị ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản).

b) Ngành công nghiệp

Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 3 năm 13,15 %, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh nhất trong giai đoạn này là của huyện Đồng Hỷ (tăng 136,4%) tiếp theo là huyện Đại Từ tăng trưởng là 57,8%. Sở dĩ có điều này là do đây là hai huyện tập trung các công ty khai thác mỏ kinh loại lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Tăng trưởng thấp nhất trong 9 đơn vị hành chính của Thái Nguyên là thành phố và huyện Phú Lương. Huyện Phú Lương ngành công nghiệp phát triển chậm và không có sự nổi bật do điều kiện tự nhiên không ưu đãi và không thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.

c) Ngành dịch vụ: Các loại hình dịch vụ được quan tâm đầu tư phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,86%. Hoạt động thương mại có chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, xây mới, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tiêu dùng của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá. Các loại hình dịch vụ trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, bưu chính viễn thông… đều phát triển. Đến hết năm 2012, số thuê bao điện thoại cố định đạt 18 máy/100 dân. Đã hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xúc tiến sản xuất, đầu tư, pháp lý, xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, góp phần thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát triển.

- Các loại hình du lịch từng bước được phát triển như: Du lịch sinh thái, lịch sử, văn hoá... Bình quân hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc tổ chức thành công Năm du lịch Quốc gia 2007 với chủ đề "Về Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc", Liên hoan Trà Quốc tế Thái Nguyên Việt Nam lần thứ nhất - 2012 đã tạo điều kiện cho du lịch của tỉnh phát triển.

- Hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, mở rộng mạng lưới, dư nợ tín dụng tăng bình quân hàng năm 26,2%, cơ bản đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 49)