Với Trung ương và Chính phủ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 121 - 123)

6. Kết cấu của Luận văn

4.5.1. Với Trung ương và Chính phủ

- Mô hình quản lý các KCN, CCN: Việc xây dựng và phát triển các KCN là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã được chứng minh qua thực tiễn hơn 15 năm qua, nó đã góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trước yêu cầu của mở cửa hội nhập, chúng ta đang tạo môi trường đầu tư thực sự thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khích các thành phần kinh tế phát triển. Song công tác quản lý không thống nhất đối với các loại khu được thành lập như sau:

- Các khu công nghiệp, CCN đều giao cho các Ban quản lý các KCN, CCN ở địa phương trực tiếp quản lý. Nhưng ở cơ quan Trung ương thì KCN, khu kinh tế, CCN lại thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; còn Khu phi thuế quan, Khu Bảo thuế lại thuộc Bộ Công Thương quản lý.

- Khu công nghệ cao lại thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý trực tiếp mà địa phương không quản lý.

- Khu công nghiệp công nghệ thông tin lại do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.

Thực chất các khu này chỉ khác nhau ở các chính sách ưu đãi, các loại hình sản xuất hay kinh doanh trong các khu theo quy hoạch nên tên gọi khác nhau. Do vậy, Chính phủ nên thống nhất một đầu mối quản lý ở cấp Bộ, để từ đó thống nhất cơ quan quản lý ở địa phương. Bởi vì, hiện nay ở các địa phương các Ban quản lý các KCN, CCN là cơ quan đặc thù quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp không nằm trong danh sách các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Ở các tỉnh có Khu kinh tế lại có Ban quản lý riêng; nếu có Khu kinh tế Cửa khẩu thì lại có Ban quản lý riêng, hình thành rất nhiều đầu mối tại địa phương.

- Đầu tư KCN, CCN gắn với đầu tư nhà ở cho người lao động: Hiện nay các nhà đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCN, CCN đồng thời đầu tư các khu đô thị mới phục vụ cho các KCN, CCN. Đây là xu hướng rất tốt giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho người lao động trong các KCN, CCN. Tuy nhiên, hiện nay chưa có các quy định cụ thể về chính sách ưu đãi đối với việc đầu tư nhà ở cho người lao động. Hay các quy định cụ thể về quản lý đối với các khu đô thị gắn với các KCN, CCN khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư. Việc này liên quan mật thiết tới quá trình phát triển cũng như vấn đề an sinh xã hội, vấn đề phát triển bền vững.

- Về hệ thống chính trị trong các KCN, CCN: Mô hình quản lý các KCN, KKT đã hình thành, tại các KCN, CCN lực lượng lao động là rất lớn với nhiều trình độ khác nhau, tuy nhiên cần có những định hướng hình thành hệ thống chính trị trong các KCN, KKT, CCN như các tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội… trong doanh nghiệp, trong toàn khu công nghiệp chưa được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ coi trọng đúng mức. Đặc biệt trong các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, cần phải có các quy định, hướng dẫn nhằm tăng cường xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng tại các doanh nghiệp KCN, CCN đồng thời thống nhất quản lý và tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ sở Đảng tại đây, làm nòng cốt lãnh đạo các tổ chức xã hội trong các KCN, CCN có hiệu quả. Đặc biệt chú trọng các cấp Công đoàn tại các doanh nghiệp, tại đây các cán bộ công đoàn thường hưởng lương từ chính các doanh nghiệp, điều này sẽ rất hạn chế cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Do vậy, các cán bộ công đoàn nên có chế độ cho họ hưởng lương chuyên trách từ hệ thống công đoàn các cấp. Có như vậy quyền lợi của công nhân lao động mới được các cấp bộ công đoàn quan tâm và bảo vệ khi bị xâm hại.

- Khuyến khích đầu tư vào R&D; chuyển giao công nghiệp phụ trợ: Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài là quan trọng cho quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên các ngành công nghiệp do đầu tư nước ngoài mang đến lại đa phần là công nghiệp gia công, lắp ráp, chuyển giao chỉ sau giai đoạn 5 đến 10 năm sẽ phải thay thế bằng công nghệ khác. Các quá trình đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R & D) rất ít, thậm trí họ còn chần chừ, chậm trễ đầu tư. Do vậy, quốc gia cần có những quy định chế tài nghiêm về vấn đề này. Đồng thời có chiến lược đào tạo nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử... làm trụ cột cho nền công nghiệp nước nhà tương lai.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)