Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 128)

6. Kết cấu của Luận văn

2.4.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau: Sáu tiêu chí cơ bản để đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương:

Những chỉ tiêu này có thể được áp dụng vào đánh giá các chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương trên các bình diện vi mô và vĩ mô.

(1)- Tính kinh tế

Từ mục tiêu, chiến lược phát triển với khả năng thực trạng của nền kinh tế mà đặt ra mục tiêu, vấn đề chính sách hướng tới cho phù hợp. Do nguồn lực khan hiếm nên tính kinh tế hướng tới việc lựa chọn các chính sách tương thích với các điều kiện hiện có, theo hướng tiết kiệm nguồn lực, tổ chức thực hiện chính sách cũng được lựa chọn dựa trên mục tiêu tiết kiệm. Với mỗi mục tiêu đề ra của chính sách phát triển công nghiệp cần phải được đưa ra đánh giá một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng dựa trên cơ sở các nguồn lực tại từng thời kỳ chính sách, như phân tích so sánh kinh tế cho các yếu tố như: lao động; nhu cầu các yếu tố đầu vào; cân đối các nguồn lực đảm bảo quá trình thực hiện, thời gian thu hồi chi phí ban đầu...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(2)- Tính hiệu quả (Efficiency)

Tiêu chí hiệu quả này đo lường bằng tỷ lệ giữa các yếu tố đầu vào/ kết quả thu được, nói cách khác là đánh giá giữa kết quả đạt được sau quá trình thực hiện chính sách với mục tiêu, dự tính ban đầu của chính sách đề ra. Tiêu chí hiệu quả liên quan đến vấn đề chất lượng quản lý, dựa trên cơ sở vận dụng từng chương trình hay nhóm những chương trình đã đề ra để hỗ trợ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra như: thu hút và nuôi dưỡng các doanh nghiệp một cách linh hoạt và sáng tạo. Đánh giá này dựa trên cơ sở quản lý tốt và có hiệu quả các nguồn lực. Các chương trình đề ra cho từng giai đoạn thực hiện chính sách phải đem lại những lợi ích đã dự kiến trước.

Các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chính sách phải được quản lý dựa trên cơ sở phân định rõ ràng về trách nhiệm cho từng tổ chức và cá nhân. Người đứng đầu các cơ quan quản lý địa phương phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

(3)- Tính hiệu lực (Effectiveness)

Tiêu chí hiệu lực tập trung vào xem xét các kết quả thu được trong quá trình thực hiện chính sách đã đạt được đến mức nào so với mục tiêu, chiến lược ban đầu đã đề xuất. Cần phải xem xét xem kết quả thu được sau một khoảng thời gian thực hiện chính sách (hay sau khi kết thúc thực hiện) có phù hợp với mục tiêu ban đầu và các kết quả mong đợi khi đề xuất chính sách không. Có gì sai lệch so với mục tiêu và kết quả dự kiến ban đầu không. Cần phải điều chỉnh những gì (nếu có) để đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp như đã mong đợi.

Trong quá trình thực hiện chính sách tiêu chí này giúp ta xem xét lại cơ cấu tổ chức nhằm mục đích sử dụng nguồn lực hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách được khả quan hơn. Sau khi kết thúc quá trình thực hiện chính sách tiêu chí này cho phép đưa ra những ý tưởng về trình tự thực hiện và đánh giá lại chính sách.

(4)- Tính tác động ảnh huởng

Đây là một cách tiếp cận tổng quát hơn nhằm xem xét những kết quả mà chính sách đem lại. So sánh, xem xét từ những mục tiêu đã đề ra, mà qua kết quả thực hiện chính sách mang lại có những hậu quả chung gì cho xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ một bản báo cáo về cân bằng tổng thể. Bên cạnh đó đánh giá tác động còn chỉ ra những tác động theo kiểu số nhân (hoặc tác động đòn bẩy) hoặc tác động tập trung do chính sách đã lựa chọn đem lại.

Một kết quả đánh giá tác động tốt sẽ là một công cụ rất hữu ích cho chính quyền địa phương trong việc điều chỉnh mục tiêu, chiến lược hay chính sách của mình trong quá trình thực hiện chính sách.

(5)- Tính khả thi

Đánh giá tính khả thi tập trung vào nghiên cứu các mục tiêu khác nhau được lựa chọn có phù hợp với nhau không, những nguồn lực được huy động và chính sách được lựa chọn để thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp có phù hợp không. Sau khi đã lựa chọn chính sách (công cụ) và nguồn lực (như vốn, tài nguyên, nhân lực...) để thực hiện mục tiêu đề ra nhằm phát triển công nghiệp thì tiêu chí này đánh giá xem chính sách và nguồn lực đã được lựa chọn có đảm bảo sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra không.

Tính khả thi là một tiêu chí đánh giá dựa trên môi trường tổng thể, khuôn khổ pháp lý hiện có và xu hướng vận động. Chương trình thực hiện chính sách được thiết kế tốt và chuyển giao những lợi ích ổn định cho doanh nghiệp đầu tư mà địa phương hướng tới.

Nguồn lực và chi phí phải được dự kiến rõ ràng cho các chương trình cụ thể để có thể thực hiện được về phương diện tài chính và có kết quả kinh tế tích cực. Chương trình đưa ra phải dựa trên cơ sở về môi trường, kỹ thuật và ổn định về kinh tế - xã hội.

Hệ thống kiểm tra, đánh giá phải được chuẩn bị rõ ràng và phù hợp với thực tế địa phương.

Các giả thiết hoặc rủi ro được xác định rõ ràng và chuẩn bị quản lý rủi ro được đưa vào đúng chỗ.

(6)- Tính phù hợp

Tính phù hợp tập trung vào xem xét liệu các mục tiêu lựa chọn, các chính sách đề ra có phù hợp với yêu cầu của địa phương và phù hợp với các chính sách của quốc gia, của vùng không.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mục tiêu chính sách phát triển công nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu ưu tiên cao và điển hình cho những đối tượng doanh nghiệp mà địa phương muốn hướng tới thu hút và những doanh nghiệp đang đầu tư. Phù hợp với chính sách của Chính phủ cùng các quy định của các tổ chức có liên quan và chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia cũng như khu vực. Vấn đề được phân tích hợp lý dựa trên cơ sở những bài học kinh nghiệm và các mối liên kết với các chương trình đang thực hiện đã lên kế hoạch có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển công nghiệp.

Như vậy, đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương là cách tiếp cận tổng thể, việc đánh giá không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế. Trong phần lớn các trường hợp, các chiến lược và chính sách áp dụng đều nhằm tạo ra hay tái tạo lại những điều kiện cần thiết cho sự hình thành một phương thức tổ chức đời sống kinh tế - xã hội địa phương và chống lại các tư tưởng bi quan, thất bại, bỏ cuộc. Vì vậy, việc đánh giá không chỉ nhằm vào các tác động cụ thể về lượng (tăng thu nhập, tạo việc làm, phát triển lực lượng lao động, thu hút người nhập cư, biến động tăng ngân sách...) mà đánh giá cả về chất và mang tính chủ quan (thay đổi cách nghĩ, xuất hiện sự lãnh đạo tập trung, thay đổi môi trường sinh thái, thay đổi môi trường xã hội,...). Các phương pháp đánh giá hiện nay vẫn lẫn lộn giữa hai yếu tố trên. Do vậy, trong quá trình đánh giá chính sách chúng ta luôn phải lưu ý đến đặc thù của địa phương và môi trường chung để lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2007- 2012

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên

a) Vị trí địa lý: Thái Nguyên là một trong 14 tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phía Tây giáp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp: Lạng Sơn, Bắc Giang;, phía Nam giáp Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích là 3.531,02km2; có 9 đơn vị hành chính (bao gồm: 01 Thành phố, 01 thị xã và 07 huyện); có 181 xã, phường, thị trấn, trong đó có 125 xã miền núi, vùng cao. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Việt Bắc, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế thông qua Quốc lộ 3, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, cảng sông Đa Phúc và đường sông đến Hải Phòng; đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Thái Nguyên - Bắc Giang; đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đang xây dựng là tuyến đường hướng tâm nằm trong quy hoạch vành đai vùng Hà Nội, Thái Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1. Đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố, thị xã Phân theo huyện,

thành phố, thị xã Tổng số Chia ra Trong đó số xã miền núi, vùng cao Ghi chú Thị trấn Phƣờng Vùng cao Miền núi Tổng số 181 143 13 25 16 109 Toàn tỉnh thuộc tỉnh miền núi Thành phố Thái Nguyên 28 9 - 19 - 7 Thị xã Sông Công 10 4 - 6 - 1

Huyện Định Hóa 24 23 1 - 3 21 Huyện miền núi

Huyện Võ Nhai 15 14 1 - 11 4 Huyện vùng cao

Huyện Phú Lương 16 14 2 - - 16 Huyện miền núi

Huyện Đồng Hỷ 18 15 3 - 2 16 Huyện miền núi

Huyện Đại Từ 31 29 2 - - 31 Huyện miền núi

Huyện Phú Bình 21 20 1 - - 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012) b) Địa hình: Địa hình tỉnh Thái Nguyên được chia thành 04 nhóm:

- Nhóm địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn, phân bố chủ yếu thuộc 02 huyện Phú Bình và Phổ Yên; Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao khoảng 20-30m, phân bố dọc Sông Cầu và Sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình.

- Nhóm địa hình gò đồi chia thành 03 kiểu: Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình (phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên); kiểu cảnh quan đồi cao đồng bằng hẹp (ở phía Tây Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ tới Định Hóa); kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao từ 100-150m (ở lưu vực Sông Cầu, từ Đồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá).

- Nhóm địa hình núi thấp hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắc của tỉnh, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

- Nhóm địa hình nhân tác là các hồ chứa nhân tạo bao gồm các hồ lớn như: Hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh Chè…với tổng diện tích mặt nước gần 6.000ha.

3.1.2. Nhân tố nguồn nhân lực

a) Dân số

Bảng 3.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Cơ cấu (%) Diện tích Dân số Tổng số 3.531,71 1.139.444 323 100.0 100.0 Thành phố Thái Nguyên 186,31 283.333 1.521 5.3 24.9 Thị xã Sông Công 82,76 50.438 609 2.3 4.4 Huyện Định Hoá 514,21 87.434 170 14.6 7.7 Huyện Võ Nhai 839,50 65.046 77 23.8 5.7 Huyện Phú Lương 368,95 106.172 288 10.4 9.3 Huyện Đồng Hỷ 455,24 110.130 242 12.9 9.7 Huyện Đại Từ 574,16 160.598 280 16.3 14.1 Huyện Phú Bình 251,71 136.883 544 7.1 12.0 Huyện Phổ Yên 258,87 139.410 539 7.3 12.2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh năm 2012)

Dân sốThái Nguyên xấp xỉ 1,14 triệu người (mật độ 323 người/km2 ), với 9 dân tộc sinh sống. Tỷ lệ dân thành thị chiếm 25,95%; dân số trong độ tuổi lao động khoảng 750 nghìn người (trong đó, lao động đang làm việc trong các phân ngành kinh tế là 679.623 người, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên chiếm 27,63%). Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch lớn về trình độ nguồn nhân lực giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Điều này đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, hiệu quả hoạt động công nghiệp - thương mại - dịch vụ nói riêng.

b) Giáo dục, đào tạo và nhân lực

Bảng 3.3. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế phân theo cấp quản lý và phân theo thành phần kinh tế

Năm Chỉ tiêu

Lao động (nghìn ngƣời) So sánh (nghìn ngƣời)

2007 2009 2012 2009/2007 2012/2009 Tăng (+), giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+), giảm (-) Tỷ lệ (%) Phân theo cấp quản lý

Trung ương 30.778 29.282 30.073 -1.496 4,86 +791 2,7 Địa phương 600.439 636.370 655.557 +35.931 5,98 +19.187 3,01 Phân theo thành phần kinh tế Nhà nước 70.961 72.396 71.200 +1.435 2,02 -1.196 1,65 Ngoài Nhà nước 558.209 589.813 609.130 +31.604 5,66 +19.317 3,27 Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài 2.047 3.443 5.300 +1.396 68 +1.857 53,93

Tổng 631.217 655.652 685.630 +24.435 3,87 +29.978 4,57

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh 2012)

Hiện nay, Thái Nguyên đang là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo lớn thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh với 8 trường đại học, gần 20 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; 24 cơ sở dạy nghề... Bình quân một năm đào tạo được trên 40 nghìn học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 32,2%. Tuy nhiên, nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động hiện vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, số lượng công nhân kỹ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ được đào tạo hàng năm chưa đủ cung cấp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và các tỉnh, các vùng khác.

3.1.3. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên

+ Tài nguyên đất: Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 353.171,6ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 293.378,12ha (chiếm 83,07%); đất phi nông nghiệp là 44.429,42ha (chiếm 12,3%) và đất chưa sử dụng là 16.364,06ha (chiếm 4,63%).

+ Tài nguyên nước: Thái Nguyên có 02 sông chính là: Sông Công (có lưu vực 951 km2

bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng 25km2, chứa 175 triệu m3 nước) và Sông Cầu có lưu vực 3.480 km2 bắtnguồn từ Chợ Đồn - Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam). Ngoài ra, Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm khá lớn mặc dù việc khai thác và sử dụng còn hạn chế.

+ Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên phong

phú về chủng loại, trong đó, nhiều loại có vai trò rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế đất nước như: Sắt, than, titan, vonfram… và một số kim loại quý tuy trữ lượng không lớn như: đồng, vàng, thuỷ ngân…

+ Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 179.813,3 ha đất lâm nghiệp (chiếm 50,91% diện tích tự nhiên). Trong đó, diện tích rừng hiện có 176.731ha; gồm rừng tự nhiên 96.303 ha, chiếm 53,3% đất lâm nghiệp, rừng trồng 80.428 ha, chiếm 44,5% đất lâm nghiệp. Tài nguyên rừng ở Thái Nguyên bị suy giảm so với trước đây, một số loại gỗ quý đã bị khai thác, số lượng hệ động, thực vật bị giảm sút ...

3.1.4. Nhân tố cơ sở hạ tầng tỉnh Thái Nguyên

- Giao thông: Đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài là 2.753km; 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến tận trung tâm cụm xã. Thái Nguyên có hệ thống giao thông khá thuận lợi, quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên (dài 80,4km) - Bắc Kạn -

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 128)