Đánh giá chính sách theo 6 tiêu chí cơ bản

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 71)

6. Kết cấu của Luận văn

3.3.2.Đánh giá chính sách theo 6 tiêu chí cơ bản

3.3.2.1. Tính kinh tế của chính sách

Trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế nhất định về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và công nghiệp làng nghề, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chú trọng phát triển công nghiệp nhằm tạo ra tăng trưởng cao và giải quyết việc làm cho người lao động. Tốc độ phát triển ngành công nghiệp ở mức cao đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời kỳ 2001-2012, Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của cả nước và của vùng TDMNPB (khoảng 10% so với 7,14% của cả nước) (Tham khảo Phụ lục 31), trong đó, giai đoạn từ 2007 đến 2012 đạt gần 11%. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh vẫn đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9,36%, tuy thấp hơn tốc độ năm 2010 (10,68%) nhưng vẫn cao hơn nhiều so mức bình quân của cả nước (5,89%) và vùng (8,07%).

(%)

Hình 3.2: Tốc độ tăng GDP của tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2000 - 2012

Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2000 - 2012, xử lý của Đề án

Trong hơn 10 năm qua tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thực hiện các nhóm chính sách phát triển công nghiệp toàn diện nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh. Việc đề ra các nhóm chính sách của tỉnh đã căn cứ vào trước hết là chính sách của quốc gia: các chủ trương, định hướng lớn, các quy định, quyết định của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch và các loại văn bản quy phạm pháp luật khác. Đồng thời, căn cứ vào các định hướng của các vùng: quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch định hướng phát triển Vùng TDMNPB, các định hướng quy hoạch khác của các vùng. Các chính sách phát triển công nghiệp còn căn cứ vào các quy hoạch ngành: quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2020; các đề án về phát triển nguồn nhân lực, về đào tạo nghề, về phát triển công nghiệp nông thôn... Vì vậy, các chính sách đề ra đều nhất quán, phù hợp với các định hướng chung của quốc gia và toàn vùng; đồng thời có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trên cơ sở phân tích, đánh giá nguồn lực hiện có, các chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh đảm bảo tính kinh tế, thể hiện sự phù hợp và đáp ứng các mục tiêu đề ra tương ứng với nguồn lực trong từng giai đoạn. Trong các giai đoạn phát triển, các chính sách phát triển công nghiệp đã đề xuất được đánh giá theo các giai đoạn đảm bảo tính kinh tế:

Trên thực tế, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên là sự đóng góp của toàn dân, nhất là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đang kinh doanh trên trên địa bàn. Vì thế, đánh giá tác động của cơ chế chính sách đến phát triển kinh tế-xã hội trước hết là đánh giá sự tác động của cơ chế chính sách đến các nhà đầu tư. Mục đích cuối cùng của các cơ chế chính sách là tạo ra môi trường kinh doanh, trong môi trường đó các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Cơ chế chính sách đang thực hiện

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang áp dụng hai nhóm cơ chế chính sách chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội. Một là, nhóm cơ chế chính sách chung, bao gồm các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, và hai là các quy định riêng của Tỉnh.

Nhóm chính sách chung: được quy định chủ yếu trong Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, trong đó có các quy định chi tiết về chính sách ưu đãi về đất đai, bao gồm các quy định về giá thuê đất, về miễn giảm giá thuê đất cho các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài; Chính sách ưu đãi về thuế, trong đó quy định ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhóm chính sách riêng: do tỉnh quy định, bao gồm một dải cơ chế chính sách khá rộng, có thể tóm tắt như sau:

- Hỗ trợ tiền thuê đất: Trường hợp địa điểm đầu tư tại đại bàn ưu đãi đầu tư của Nhà nước và của tỉnh; Hỗ trợ tiền thuê đất xây nhà tập thể cho công nhân ngoài khu công nghiệp, khu dự án;

- Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng: Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện một số dự án đầu tư đổi đất lấy cơ sở hạ tầng theo phương thức được phê duyệt;

- Hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: Đối với các dự án đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng Khu công nghiệp lớn và nhỏ, tỉnh Thái Nguyên xem xét hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đến 30% tuỳ theo từng dự án;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Thuê đất trong Khu công nghiệp Sông Công và các Khu công nghiệp nhỏ có ưu đãi riêng;

- Ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ; cho nhà đầu tư tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ, huyện Định Hoá, huyện Phú Lương, huyện Võ Nhai (kể cả trong Khu công nghiệp nhỏ tại những địa bàn này).

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương;

- Hỗ trợ nhà đầu tư: Tạo điều kiện vay vốn và hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các nhà đầu tư trong nước và hỗ trợ cho doanh nghiệp tái đầu tư;

- Các biện pháp thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư: Giảm thời gian cấp phép đầu tư; Công khai hoá quy trình cấp phép đầu tư và hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện triển khai Giấy phép đầu tư theo cơ chế “Một cửa, một đầu mối”; Công khai hoá các cơ chế chính sách và các lĩnh vực khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong từng thời kỳ; Cung cấp các thông tin đầu tư và tư vấn đầu tư, tạo điều kiện về thông tin, hoạt động xúc tiến thương mại.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạch định chính sách, không phải lúc nào các định hướng, quy hoạch, các chính sách ban hành cũng được thực thi có kết quả như mong đợi. Do vậy, việc đánh giá chính sách luôn đi cùng với quá trình thực thi chính sách, luôn đòi hỏi sự sáng tạo, vận dụng một cách linh hoạt các chính sách vùng với chính sách quốc gia để đề ra chính sách cho địa phương kịp thời và hiệu quả.

3.3.2.2. Tính hiệu quả của chính sách

Những lợi thế về vị trí địa lý, về tiềm năng thiên nhiên và con người đã được phát huy trong quá trình hoạch định chính sách. Ngay từ khi thực hiện công tác quy hoạch các KCN, các CCN đã chú ý đến phát huy lợi thế về vị trí địa lý, kết hợp hài hoà với phát triển không gian kiến trúc đô thị. Công nghiệp Thái Nguyên được hình thành đã có lợi thế cạnh tranh, vị trí thuận lợi nhất cho thu hút các nguồn vốn đầu tư. Tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp, thu hút thành công nguồn vốn FDI là thể hiện thành công của chính sách này.

Với chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: Xây dựng, khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sạn, trung tâm thương mại, Công nghiệp chế biến, chế tạo... Các đối tác nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Singapore, Hàn Quốc...

Bảng 3.15. Thu ngân sách trên địa bàn

Đơn vị tính: tỷ đồng (Giá hiện hành)

TT Nguồn thu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng thu 1.814,3 2.029 2.657,5 3.394,2 4.621,6 6.076,7 1 Kinh tế QD TW 122,4 129 170,3 294,1 343,4 505,6 2 Kinh tế ĐP 9 13 15,6 25,8 27,2 34 3 Khu vực FDI 6,3 11 20,7 75,1 22,5 31,6 4 Thu khác 740,6 835 1.406,7 1.257,1 2.081,6 2.830,6 5 Thuế XNK 43 31 24,2 53,9 120,6 365,9 6 Trợ cấp từ TW 893 1.010 1.020 1.688,2 2.026,8 2.309

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Tổng chi ngân sách địa phương theo giá hiện hành năm 2000 là 593,6 tỷ đồng đến năm 2005 tăng lên 1.752,6 tỷ và năm 2009 là 3.254,8 tỷ đồng. Trong đó, chi cho đầu tư phát triển có sự gia tăng hàng năm, năm 2000 chi 135,6 tỷ đồng năm 2005 là 274 tỷ và năm 2009 chi 481,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ so với tổng chi đã giảm dần, năm 2000 là 22,8%, năm 2006 chỉ chiếm khoảng 15,63% và năm 2009 là 14,78%. Chi thường xuyên và nộp ngân sách Nhà nước của Thái Nguyên gia tăng mạnh trong giai đoạn từ 2000 đến năm 2005, tỷ lệ chi thường xuyên thường khá cao, năm 2000 là 67%, năm 2005 giảm còn 48% đến năm 2008 lại tăng lên 52,69%.

Chi xây dựng cơ bản luôn chiếm tỷ trọng cao trong chi đầu tư phát triển: Năm 2005 chiếm 58,39%, năm 2010 là 32,34%.

Bảng 3.16. Chi ngân sách trên địa bàn

Đơn vị tính: Tỷ đồng (Giá hiện hành)

TT Mục chi 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng chi 1.752,6 1.985,3 2.607,4 3.254,8 4.460 5.095,3

1 Chi đầu tư phát triển 274 275,6 265 481,1 488,4 821,5 Trong đó chi XDCB 160 120,7 112,5 299,3 200,4 265,7 2 Chi thường xuyên 835,3 1.029,8 1.301,2 1.715,2 2.214 2.858,7 3 Nộp ngân sách TW 48,2 38,5 31,3 62,4 128,7 376,7 4 Chi khác 595,1 641,4 1009,9 996,1 1.628,9 1.038,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn 2012-2020 tập trung xây dựng và vận hành các khu công nghiệp được quy hoạch trên địa bàn tỉnh, sau khi đã xây dựng hạ tầng cần nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên cơ sở phát triển công nghiệp đúng với mục đích quy hoạch, đảm bảo công nghệ sạch, thân thiện môi trường, xử lý tốt các chất thải, rác thải, nước thải và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh. Cụ thể định hướng phát triển các khu công nghiệp sau:

(1). Khu công nghiệp Nam Phổ Yên (200ha): Có vị trí tại Phổ Yên (xã Thuận Thành, Trung Thành, Đồng Tiến) với định hướng phát triển là thu hút các ngành công nghiệp: Lắp ráp Ôtô, cơ khí, điện tử, Chế biến thực phẩm, đồ uống; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thức ăn nhanh; chế biến rau, củ; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da giầy, thủ công mỹ nghệ; gốm sứ, thủy tinh; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông, SXVLXD.

(2). KCN Sông Công I: (220 ha trong đó đã QHCT 129,51 ha): Có vị trí tại Thị xã Sông Công (Mỏ Chè và Tân Quang) với các định phát triển là thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng...

(3). KCN Sông Công II (250 ha): Có vị trí tại thị xã Sông Công (Tân Quang) với định hướng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử...

(4). KCN Tây Phổ Yên (200 ha): Vị trí tại Minh Đức, Đắc Sơn, Vạn Phái với định hướng thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, sản xuất phụ tùng ôtô, lắp ráp ôtô, công nghiệp quốc phòng...

(5). KCN Quyết Thắng (200 ha): Có vị trí tại Thành phố Thái Nguyên (QuyếtThắng) với định hướng thu hút các ngành công nghiệp: Công nghiệp công nghệ cao (vườn ươm công nghệ, công nghệ phầm mềm), điện, điện tử.

(6). KCN Điềm Thụy (350 ha): Có vị trí tại Phú Bình (Điềm Thụy, Thượng Đình) với định hướng thu hút các ngành công nghiệp: Luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, vật liệu xây dựng, sản xuất lắp ráp ôtô, điện tử, công nghiệp phần mềm.

(7). KCN- Đô thị Yên Bình (2.350 ha) có vị trí nằm trên địa bàn 2 huyện Phú Bình và Phổ Yên bao gồm KCN, khu chế xuất theo định hướng công nghiệp sạch và công nghệ cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tuy nhiên, các cụm công nghiệp đã được quy hoạch tỷ lệ lấp đầy thấp, do chưa triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, sẽ là vấn đề đặt ra trong quá trình điều chỉnh các chính sách.

3.3.2.3. Tính hiệu lực của chính sách

Với tiềm năng về làng nghề, lực lượng lao động có kỹ năng, đã thực sự phát huy khi chính sách phát triển công nghiệp tác động vừa đẩy nhanh xây dựng các KCN tập trung, đồng thời với thúc đẩy phát triển các CCN làng nghề. Hiệu lực của chính sách được thể hiện bởi tính thực thi, tuân thủ trong quá trình triển khai thực hiện, cũng thể hiện bởi các kết quả đã đạt được vượt các mục tiêu đã đề ra. Chính sách đã tạo ra sức hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế từ ngoài tỉnh, đồng thời phát huy các nguồn vốn nội tại từ địa phương.

Xây dựng các KCN tập trung dành cho các nhà đầu tư quy mô lớn, nhà đầu tư nước ngoài đã thực sự góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiệu lực của chính sách thể hiện qua quá trình thực thi và kết quả đạt được.

Xây dựng các CCN, các cụm làng nghề đã tạo cho các doanh nghiệp địa phương có điều kiện mở mang sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới, huy động giải quyết lao động tại địa phương, đồng thời góp phần xử lý ô nhiễm làng nghề, tạo điều kiện cho cải tạo môi trường sống của dân cư nông thôn.

Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch, thực hiện quy hoạch với các CNN đang đặt ra các vấn đề về xử lý môi trường, về trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp, vấn đề lao động làng nghề đang là vấn đề cần giải quyết.

3.3.2.4. Tính tác động ảnh hưởng của chính sách

Chính sách phát triển công nghiệp không tách rời với chính sách khoa học công nghệ. Sự hỗ trợ, khuyến khích đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới là mấu chốt của chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương. Không chỉ mang lại sự đổi mới trong công nghiệp, mà còn thúc đẩy tạo ra năng xuất lao động, khẳng định thương hiệu trong quá trình hội nhập.

Sự phát triển các KCN tập trung, đã thu hút các nguồn vốn, trình độ quản lý hiện đại, nếp lao động công nghiệp đã có tác động lan toả, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển các làng nghề. Số lượng các doanh nghiệp tăng lên theo đó số lượng lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ động làm việc trong các ngành công nghiệp so với tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế tăng từ 11,6% năm 2005 lên 15,41% năm 2012 (Xem Bảng 3.17)

Bảng 3.17. Lao động làm việc trong nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên (2001-2012)

Đơn vị 2001 2005 2010 2012 Tổng số Ngƣời 549.185 603.575 677.070 685.630

% 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản Người 409.980 435.707 451.750 449.047

Tỷ trọng trong tổng LĐLV % 74,65 72,2 66,7 65,49

2. Công nghiệp và xây dựng Người 58.984 70,217 105.660 105.660

Tỷ trọng trong tổng LĐLV % 10,74 11,6 15,6 15,41

3. Dịch vụ Người 80.221 97.651 119.660 125.852

Tỷ trọng trong tổng LĐLV % 14,61 16,2 17,7 18,36

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2005, 2010 và 2012

Chính sách công nghiệp còn tác động tạo sự đổi mới trong công nghiệp truyền thống, thúc đẩy tăng năng xuất lao động, khẳng định thương hiệu của các sản phẩn truyền thống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển giáo dục đào tạo nghề...

Chính sách góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác động tới sự nhìn nhận của các cấp chính quyền địa phương với vấn đề môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên phát triển công nghiệp luôn đi đôi với vấn đề xử lý môi trường, vấn đề

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 71)