6. Kết cấu của Luận văn
3.3.4. Đánh giá tổ chức thực hiện chính sách
Việc thực thi chính sách luôn là vấn đề quyết định tới tác dụng, hiệu quả của chính sách đã ban hành. Sau đây đánh giá theo từng nhóm chính sách bộ phận:
3.3.4.1. Nhóm chính sách đầu tư phát triển công nghiệp - Đầu tư phát triển khu công nghiệp (KCN) tập trung:
Một trong những chính sách quan trọng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp đó là quy hoạch và đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn. Hàng năm, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư vốn Ngân sách hỗ trợ công tác quy hoạch và thẩm định phê duyệt quy hoạch chung và chi tiết các khu công nghiệp trên địa bàn; xây dựng quy hoạch tổng thể về các khu công nghiệp làm cơ sở để xây dựng quy hoạch sử dụng đất trình Chính phủ phê duyệt. Sự khác biệt của tỉnh Thái Nguyên so với các địa phương khác là ngay từ đầu, khi quy hoạch các KCN đã gắn với quy hoạch các khu dân cư và dịch vụ. Với mục tiêu đề ra là xây dựng các KCN không chỉ là nơi dành cho các nhà máy, xí nghiệp mà bên cạnh đó có khu dân cư và dịch vụ phục vụ nhu cầu cho người lao động, hình thành thực thể kinh tế xã hội hoàn chỉnh tạo sự phát triển bền vững hoà nhập với sự phát triển KT-XH địa phương.
Trong quản lý đã hình thành các mô hình ở cấp tỉnh tổ chức Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh để quản lý các KCN tập trung, cấp huyện tổ chức Ban quản lý các khu công nghiệp huyện để quản lý khu công nghiệp vừa và nhỏ (cụm công nghiệp). Việc xúc tiến thu hút đầu tư được quan tâm đầu tư thông qua các hình thức và các kênh thông tin khác nhau.
Thông qua thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã chọn lọc các dự án có quy mô, ngành nghề sản xuất phù hợp và sử dụng có hiệu quả hơn quỹ đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, khu vực kinh tế làng nghề ở tỉnh Thái Nguyên ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ ở các làng nghề đã giải quyết thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, tăng cường và nâng cao sức cạnh tranh, giảm sức ép bất lợi về đô thị hoá "ly nông bất ly lương", tăng cường phúc lợi xã hội cho người dân ở thôn, xã có làng nghề. Thái Nguyên thực sự coi chính sách phát triển làng nghề là “hạt nhân” của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và công nghiệp hoá nông thôn.
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyền thống của Thái Nguyên như sản xuất chế biến chè, chế biến thực phẩm, nghề đan lát... đã phát triển khá mạnh, tạo bước khởi đầu thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Toàn tỉnh có khoảng 13.300 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với gần 26.500 lao động, thu nhập từ ngành nghề đạt gần 210 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới chỉ có 12 làng nghề được công nhận, còn lại 109 làng nghề chưa được công nhận vì quy mô còn quá nhỏ, giá trị sản xuất và số lao động còn ở mức khiêm tốn, các sản phẩm của làng nghề chưa có thương hiệu, chất lượng không cao, mức độ tiêu thụ còn hạn chế. Qua khảo sát điều tra ở một số làng nghề cho thấy, những năm qua, các làng nghề đã chú ý hơn đến việc áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất nhưng vẫn còn ở mức độ thấp, giữa các ngành và các vùng chưa đồng đều, vấn đề ứng dụng và đổi mới công nghệ còn gặp nhiều khó khăn về vốn, nhân lực... Các ngành nghề có số làng nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng số làng nghề ở Thái Nguyên như mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chế biến chè, đồ gỗ mỹ nghệ... có mức độ cơ giới hoá còn nhỏ bé, chủ yếu chỉ ở khâu sơ chế ban đầu (như chẻ tre, cưa, xẻ gỗ...).
- Chính sách điều chỉnh cơ cấu phát triển ngành công nghiệp
Trong thực thi chính sách phát triển công nghiệp địa phương, các cơ quan quản lý tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng điều chỉnh cơ cấu ngành nhằm hiện đại hoá công nghệ, phát triển các lĩnh vực có hiệu quả và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tỉnh đã đề ra một số cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư để thu hút các ngành mới, công nghệ cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thái Nguyên đã sớm có quy hoạch sử dụng đất phù hợp thúc đẩy phát triển công nghiệp thông qua các hình thức: KCN, CCN và cấp đất cho doanh nghiệp riêng rẽ. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 20/2006/NQ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Thái Nguyên.
Với quy hoạch sử dụng đất đã được tỉnh xây dựng, đảm bảo đủ quỹ đất thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp đáp ứng các mục tiêu đề ra. Tỉnh đã có điều tiết hợp lý về giá đất thuê để xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng và giá cho thuê lại đất trong các khu công nghiệp nên đã thu hút được các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh thuê mặt bằng. Từ công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất tới việc đầu tư hạ tầng các KCN, CCN một cách đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thuê đất để triển khai dự án đầu tư. Bên cạnh đó đề tích cực cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, minh bạch và thuận tiện.
3.3.4.3. Chính sách thương mại, thị trường
Các chính sách phát triển công nghiệp đã tác động tích cực thúc đẩy các hoạt động thương mại nội địa có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, sức mua tăng, hàng hoá phong phú, dịch vụ thương mại ngày càng nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Hoạt động xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng cao, thị trường không ngừng được mở rộng. Hội nhập quốc tế được chủ động triển khai, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, chủ động trong quá trình hội nhập.
Môi trường kinh doanh của tỉnh được cải thiện một bước, tính hấp dẫn, năng lực cạnh tranh được nâng lên. Sự phối hợp của hệ thống chính quyền trong giải quyết các thủ tục đầu tư, thủ tục đất đai, kinh doanh... có nhiều tiến bộ. Tiếp tục quan tâm, từng bước phát triển các loại thị trường, trong đó thị trường hàng hoá, dịch vụ được ưu tiên; thị trường tài chính, bất động sản, khoa học công nghệ bước đầu được hình thành.
3.3.4.4. Chính sách khoa học công nghệ
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã thực sự quan tâm tới phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ (KH&CN) bằng việc ra Quyết định số:1455/QĐ-UBND
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngày 23/6/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên Về việc ban hành Quy định triển khai nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển công nghiệp Thái Nguyên. Các chính sách về KH&CN tập trung vào hai lĩnh vực chính là đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng trong quản lý. Cụ thể là:
- Các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, xử lý chất thải bảo vệ môi trường:
Triển khai các dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tiểu thủ CN và làng nghề, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống, giải quyết hàng trăm việc làm cho người lao động. Đồng thời, đã hoàn thành việc triển khai áp dụng công nghệ thích hợp để xử lý nước thái từ sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
Các ngành khoa học, công nghiệp, thương mại đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO, Q-Base, HACCP...) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các công cụ quản lý tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tham gia cạnh tranh và hội nhập kinh tế.
3.3.4.5. Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh
Trong những năm qua, Thái Nguyên đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp và đã thu được một số thành tựu trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Ban hành Đề án số 02-ĐA/TU về cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2006 – 2010 ngày 26/7/2006 của Tỉnh ủy; UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch nghiên cứu xây dựng cải cách quy trình thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư; ban hành chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp và tiểu thủ CN. UBND tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban quản lý các KCN, Trung tâm khuyến công, khuyến nông và Ban chỉ đạo những vấn đề liên quan đến đầu tư; triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một đầu mối tại các sở, ban, ngành và UBND các cấp; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và khắc dấu cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các doanh nghiệp; tổ chức hội nghị chuyên đề với các nhà đầu tư bàn biện pháp thúc đẩy đầu tư; tổ chức các buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp để thông báo và xác nhận quan điểm và chủ trương của tỉnh đối với công tác thu hút đầu tư. Xây dựng Website của tỉnh và các Sở, Ngành giới thiệu tiềm năng, cơ hội cũng như các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận. Tạo lập lòng tin của doanh nghiệp với chính quyền là chìa khoá trong thu hút đầu tư thành công.
3.3.4.6. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ngành công nghiệp là tổng thể các tiềm năng lao động của ngành công nghiệp, là nguồn lực con người được chuẩn bị ở các mức độ khác nhau và sẵn sàng tham gia lao động trong ngành công nghiệp. Nguồn nhân lực ngành công nghiệp được xác định gồm có lực lượng lao động hiện có của ngành và lực lượng lao động tiềm năng cho ngành công nghiệp của tỉnh.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, chính quyền địa phương đã ban hành chính sách ưu đãi, sử dụng, thu hút nhân tài với các mức hỗ trợ cụ thể để khuyến khích đội ngũ cán bộ đi học. Bên cạnh đó cũng có các chế độ chính sách thu hút các chuyên gia giỏi về công tác tại tỉnh. Thái Nguyên là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam ngay từ những năm 1997-1998 đã đưa ra chính sách cụ thể thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cao về công tác tại địa phương và có chính sách khuyến học.
Để tránh xảy ra những áp lực bất lợi đối với người lao động tại các khu công nghiệp tập trung, tỉnh đã quy hoạch và xây dựng các khu nhà ở, tạo điều kiện cho công nhân có điều kiện làm việc tốt, nhằm phát triển bền vững.
Thái Nguyên là một trong những đơn vị tổ chức khá hiệu quả hoạt động đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất đã được hội viên và nông dân vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiêp, những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp như: xã hội hoá giáo dục, xã hội hoá dạy nghề, hỗ trợ cho người lao động ở các khu vực có đất thu hồi học nghề, tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức cho người lao động về vấn đề đào tạo nghề, mở các chương trình đào tạo nghề gắn với rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Các chính sách này chủ yếu tập trung vào việc nâng cao trình độ, nhận thức cho lao động, đặc biệt là lao động ở các khu vực có đất thu hồi. Những chính sách này đã có hiệu quả nhất định như: mở rộng quy mô đào tạo nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề, bước đầu nâng cao nhận thức cho người lao động về học nghề, về tác phong và kỷ luật lao động trong công nghiệp…
3.3.4.7. Chính sách phát triển công nghiệp bền vững
Chính sách công nghiệp đã góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Trong đó GTSX công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá, thể hiện rõ hiệu quả của chính sách đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp thực sự đi vào cuộc sống. Với các tác động lan toả của nó, sự phát triển công nghiệp đẩy nhanh sự hình thành các khu đô thị mới, tác động tới các vấn đề an sinh xã hội, công bằng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo quan điểm của tác giả phát triển công nghiệp bền vững sẽ là phát huy các nguồn lực: Đất đai; Con người; Yếu tố truyền thống; Yếu tố phát triển.
Theo đó: sự phát triển công nghiệp bền vững sẽ đảm bảo sự phát triển đồng bộ cả 3 yếu tố: Bền vững về kinh tế; Bền vững về văn hoá-xã hội; Bền vững về môi trường (xem Hình 3.3)
Hình 3.3: Các yếu tố phát triển công nghiệp bền vững
Tuy nhiên, các yếu tố tham gia quá trình phát triển luôn là các yếu tố động, cần có chính sách nhằm hình thành được các ngành công nghiệp chủ lực và các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Quy mô các doanh nghiệp không ngừng mở rộng và tăng cường đầu tư chiều sâu; hiệu quả sử dụng đất, sử dụng các nguồn lực ngày càng cao. Tỷ trọng giữa các ngành trong cơ cấu GDP của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nền kinh tế có sự phát triển, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiẹp và dịch vụ. Hiệu quả sử dụng tài nguyên ngày một nâng cao. Những hoạt động gây ô nhiễm môi trường cần được xã hội lên án và dần bị lại bỏ, tiến tới khắc phục triệt để.
3.3.5. Đánh giá chung về chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2012 giai đoạn 2007 - 2012
3.3.5.1. Thành tựu đạt được
Nhờ có những chính sách phát triển công nghiệp phù hợp, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng. Cụ thể là GDP có xu hướng tăng nhanh, các khu vực kinh tế đều duy trì được sự tăng trưởng đều đặn, không có khu vực nào biến động nghịch. Nhiều tư duy mới làm thay đổi quan điểm về hoạch định chính sách và cách làm trong sản xuất công nghiệp. Có thể nói, các chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chính sách phát triển