Chính sách khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 107 - 108)

6. Kết cấu của Luận văn

4.3.4. Chính sách khoa học, công nghệ

Tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, sản xuất các hàng hoá có hàm lượng chất xám cao, hướng tới thị trường xuất khẩu. Các KCN hiện nay đã có tỷ lệ lấp đầy trên 70% theo diện tích quy hoạch. Do vậy, chính sách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cần tập trung việc thu hút đầu tư và các KCN tập trung theo hướng lựa chọn các doanh nghiệp theo định hướng trên nhằm tăng giá trị của hàng hoá sản xuất, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất công nghiệp.

Có chính sách ưu tiên cho các ngành công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, cơ khí chế tạo máy; đồng thời chú trọng hỗ trợ nhóm ngành có lợi thế về vùng nguyên liệu ở địa phương, nhóm ngành sử dụng các sản phẩm từ nông nghiệp. Khuyến khích các ngành sử dụng công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng.

Khuyến khích công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp cơ khí đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng các nhà máy hiện có đáp ứng yêu cầu máy móc thiết bị, dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống trong tỉnh.

Chính sách nhằm hình thành các khu công nghiệp phụ trợ ngay trong các KCN tập trung hoặc khu công nghiệp phụ trợ riêng biệt nhằm phát huy hiệu quả của đất đai; tạo dựng những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, đồng thời tạo mối liên kết giữa các nhà đầu tư, lôi cuốn, lan toả đối với các CCN làng nghề. Đây chính là điểm khác biệt, điểm nhấn về chính sách phát triển công nghiệp giữa tỉnh Thái Nguyên so với các tỉnh khác trong khu vực. Mục tiêu chính sách nhằm tạo ra ngành công nghiệp gia tăng giá trị, là hạt nhân cho sự phát triển kinh tế bền vững.

Chính sách cần đề ra khuyến khích phát triển các doanh nghiệp phụ trợ với các ngành nghề phù hợp có sự kết nối với các doang nghiệp trong KCN tập trung. Đây chính là điểm mạnh khi liên kết giữa các doanh nghiệp của hai khu vực KCN tập trung và CCN làng nghề. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Hạn chế các doanh nghiệp đầu tư máy móc lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Coi trọng công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống. Ưu tiên đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của các xí nghiệp hiện có, khuyến khích đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố và mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu.

Cương quyết xử lý các dây truyền sản xuất cũ nát không hiệu quả, đồng thời ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)