Giải pháp tăng cường chức năng, vai trò quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 113 - 116)

6. Kết cấu của Luận văn

4.4.1.Giải pháp tăng cường chức năng, vai trò quản lý Nhà nước

Một là, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp trên địa bàn. Cần tổ chức công khai hoá công tác quy hoạch phát triển ngành, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời với đó là tư vấn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, trên cơ sở các danh mục ngành nghề, sản phẩm ưu tiên đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư, cấp phép… cần có những thông tin mang tính khuyến cáo để giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thông tin về lĩnh vực đầu tư dự kiến, hạn chế được những rủi ro và lãng phí trong đầu tư.

Hai là, xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực cho từng giai đoạn, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

- Hỗ trợ thiết kế sản phẩm, lựa chọn và chuyển giao công nghệ. - Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu công nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

Ba là, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp:

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý sau giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế.

- Hiện đại hoá công nghệ doanh nghiệp Nhà nước, ấn định trình độ công nghệ tối thiểu để đầu tư vào địa bàn Thái Nguyên đối với các thành phần kinh tế.

- Đẩy mạnh việc triển khai hỗ trợ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Ưu tiên nguồn vốn ưu đãi cho các dự án đầu tư sản phẩm công nghiệp chủ lực, ngoài những chính sách chung của Nhà nước, tỉnh cần có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện các chương trình nghiên cứu cải tiến công nghệ, nhằm khuyến khích các cá nhân trong các doanh nghiệp Nhà nước tham gia nghiên cứu công nghệ mới.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là biện pháp tác động trực tiếp vào quá trình phát huy lợi thế so sánh, do những lợi thế so sánh truyền thống của khu vực kinh tế làng nghề, phát huy nỗ lực sáng tạo kinh tế của dân chúng ở vùng đất sớm có truyền thống kinh doanh, phù hợp với điều kiện đất đai ít... Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nguyên còn nhằm vào khắc phục những thất bại thị trường như: Hoạt động của các doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội; những khó khăn từ bản chất của doanh nghiệp nhỏ của tỉnh Thái Nguyên trong xu hướng kết hợp giữa truyền thống và phát triển hiện đại; khắc phục những hạn chế từ bản thân chính sách của Nhà nước Trung ương về thuế, tín dụng, đầu tư, đất đai...

Trên địa bàn tỉnh, trước tiên cần hỗ trợ về đất đai. Mặt bằng sản xuất là yếu tố quyết định đến thực hiện dự án đầu tư. Không có mặt bằng sản xuất thì mọi sự tạo điều kiện thuận lợi ở trước đó trở nên vô nghĩa. Cần khắc phục tình trạng đang diễn ra: Chi phí cơ hội để có được mặt bằng sản xuất lớn hơn nhiều chi phí hợp pháp để có quyền sử dụng mảnh đất đó. Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng 6 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp. Trong thời gian tới cần bổ sung giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất có đất nông nghiệp được thoả thuận chuyển nhượng tích tụ đất và chuyển sang đất sản xuất công nghiệp và dịch vụ theo quy hoạch. Áp dụng thí điểm tại các làng nghề chuyển mục đích sử dụng đất cho các hộ công nghiệp có đất sản xuất kinh doanh mà không cần bỏ thêm chi phí, các cấp chính quyền thúc đẩy được phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp mà không nhất thiết phải bỏ thêm vốn đầu tư từ ngân sách.

Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp dân doanh, làng nghề cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tôn vinh doanh nghiệp, tổ chức các quỹ trao thưởng cho các nhà doanh nghiệp giỏi, cấp giấy chứng nhận về nghệ nhân, thợ giỏi; hỗ trợ cho ra đời các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính Cải cách hành chính nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong giải quyết và xử lý công việc, xoá bỏ dần các tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối chồng chéo nhau, đơn giản hoá thủ tục, giấy tờ hành chính.

Thực hiện tốt chính sách “một cửa, một cửa liên thông” trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thành lập và đăng ký doanh nghiệp.

Khuyến khích và tạo tâm lý yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn chức danh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trọng điểm miền núi phía Bắc.

- Tăng cường liên kết với Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh… để thực hiện tốt cơ chế phối hợp có phân công, hợp tác cùng phát triển. Phối hợp cung ứng nguyên vật liệu và lao động, mở thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường và gọi vốn đầu tư trong nước, nước ngoài.

- Đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác đã ký kết giữa Thái Nguyên và Hà Nội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp của hai địa phương phát triển, khai thác và tận dụng được tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương.

- Hiện nay, cơ cấu sản phẩm công nghiệp của các tỉnh trong vùng có nhiều điểm giống nhau, nhiều sản phẩm công nghiệp hiện đang phải cạnh tranh gay gắt trong vùng. Do đó, cần có sự phối hợp với các địa phương để có thể xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp cho tỉnh, phát huy được lợi thế so sánh với các tỉnh, giảm bớt thiệt hại cho xã hội.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 113 - 116)