Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 109 - 112)

6. Kết cấu của Luận văn

4.3.6. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của tỉnh cả về số lượng và chất lượng hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp, mặc dù trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng khá so với cả nước… Những năm gần đây, ngoài việc thiếu đội ngũ lao động có tay nghề, có kỹ thuật, đã xuất hiện tình trạng thiếu cục bộ lao động phổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thông ở một số ngành thu hút nhiều lao động như may mặc, giày dép, chế biến gỗ, điện tử… Trong khi đó, theo mục tiêu phát triển đã xác định, riêng nhu cầu lao động công nghiệp Thái Nguyên năm 2015 là rất lớn.

Để đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp đến năm 2010-2015 đồng thời giảm nhẹ gánh nặng về vấn đề xã hội, giáo dục… do tăng dân số cơ học, về phía địa phương cần:

- Có chính sách tác động mạnh nâng cao trình độ dân trí và năng suất lao động trong nông nghiệp để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang đáp ứng nhu cầu lao động công nghiệp thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công, công nghệ sinh học, công nghiệp phục vụ nông nghiệp… Thực tế ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục, văn hoá.

- Nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp đòi hỏi ở cả hai mặt chất lượng và số lượng, do đó cần có kế hoạch và chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân có kỹ năng chuyên nghiệp ngang tầm nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ chuyên gia phải vững về chính trị, có kỹ năng chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ, tin học và được trang bị cơ bản kiến thức về pháp luật, quản lý Nhà nước, giao dịch quốc tế… để đủ sức thẩm định chọn lựa công nghệ mới du nhập theo chuyên ngành được đào tạo và có khả năng đàm phán cùng có lợi giữa đôi bên trong quan hệ hợp đồng, hợp tác sản xuất kinh doanh với bên ngoài.

- Thường xuyên giáo dục tác phong công nghiệp cho đội ngũ công nhân và đồng thời có biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động thông qua tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, nhất là đối với công nhân khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài.

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp, các hoạt động tham quan, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài được tỉnh chấp thuận.

- Nghiên cứu xây dựng chính sách về thu hút nhân tài, chính sách nuôi dưỡng, hỗ trợ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tương lai, quan tâm thu hút đội ngũ chuyên gia lành nghề, các nhà nghiên cứu khoa học.

Về phía các doanh nghiệp, cần xây dựng chiến lược đào tạo lao động trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh, xác định nhân tố con người là hết sức quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp giai đoạn mới. Lao động phải đảm bảo cả hai mặt chất lượng và số lượng, có khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Phát triển nhân lực là nội dung song hành với nâng cao trình độ khoa học, công nghệ. Theo R.Lucas, động lực tăng trưởng hiện đại dựa vào sự tích luỹ của vốn nhân lực, thông qua đào tạo, học qua làm việc, phổ biến công nghệ và ông cũng cho rằng tăng trưởng dài hạn do có tác động của tích luỹ nhân lực và đầu tư nguồn nhân lực sẽ tạo ra lợi ích kinh tế - xã hội to lớn. Cần được bắt đầu từ mục tiêu giáo dục Thái Nguyên có truyền thống hiếu học và khoa bảng, đồng thời chứa đựng những yếu tố hiện đại, phát huy lợi thế tiếp cận với trung tâm khoa học, văn hóa lớn, hình thành đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển nhân lực không chỉ với tiêu chuẩn thể lực, trí lực mà quan trọng hơn là thái độ, kỹ năng, kỷ luật lao động. Là một tỉnh có mật độ dân số cao lại đang diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh, nguồn nhân lực nếu chú trọng đào tạo, phát huy sẽ trở thành lợi thế so sánh lớn, còn ngược lại sẽ là bất lợi không nhỏ cho sự phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu cơ bản đó, các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phải chú ý đầu tư đến các đối tượng: người lao động, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ doanh nhân, đội ngũ các nhà khoa học.

Quá trình tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình lâu dài. Giáo dục, đào tạo chịu ảnh hưởng lớn trong điều kiện nền kinh tế thấp, mới chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta. Song bản thân nó đang được coi là giải pháp đột phá cho phát triển của đất nước, rút ngắn trình độ phát triển của các quốc gia. Như vậy, các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm nhiều hình thức, chế độ giáo dục: giáo dục bắt buộc tại các trường phổ thông, giáo dục tại gia đình và giáo dục đào tạo tại các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, do ngân sách tỉnh Thái Nguyên chưa cân đối được thu, chi, trông chờ vào trợ cấp của Trung ương nên kinh phí đầu tư cho giáo dục, đào tạo mới đáp ứng các định mức tối thiểu, đào tạo nghề rất hạn chế.

Do đó, trong thời gian tới cần xác định một tỷ lệ thoả đáng trong ngân sách thu vượt để bổ sung cho hoạt động giáo dục đào tạo. Đồng thời để nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, cần áp dụng rộng rãi loại hình đào tạo tại doanh nghiệp theo 3 nội dung cơ bản: tác phong hóa, thực tế hoá và tập đoàn hoá (phát huy sức mạnh của tập thể) và với các hình thức: đào tạo trực tiếp tại chỗ; đào tạo thông qua định kỳ luân phiên đổi việc. Đào tạo tại doanh nghiệp góp phần khắc phục khiếm khuyết trong đào tạo ở nhà trường, trực tiếp tác động và nâng cao khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động theo hướng này trên cơ sở sớm xây dựng chiến lược phát triển nhân lực của tỉnh và thực hiện rộng rãi thông tin, thị trường lao động, điều tra cơ bản về ngành nghề và hỗ trợ đào tạo trước tuyển dụng, nhất là ở các khu công nghiệp. Trong chiến lược phát triển nhân lực, quá trình tuần tự theo 4 giai đoạn: giai đoạn đặt nền móng, giai đoạn phát triển số lượng, giai đoạn nâng cao chất lượng, giai đoạn tiên tiến về chất lượng.

Với mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã xác định, cần rút ngắn giai đoạn phát triển nguồn nhân lực kể trên; kết hợp ngay giai đoạn phát triển số lượng và giai đoạn nâng cao chất lượng và hướng phát triển một bộ phận đến giai đoạn tiên tiến. Cơ cấu phát triển như vậy mới đảm bảo phát huy lợi thế so sánh, phát triển các ngành mới, có hàm lượng chất xám cao, các ngành dịch vụ quan trọng, đi nhanh tới hiện đại. Để thực hiện việc phát triển nhân lực kết hợp, rút ngắn giai đoạn như trên, yếu tố quan trọng là phải đào tạo cán bộ quản lý đạt trình độ cao, ưu đãi, thu hút và sử dụng nhân tài. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh còn yếu kém, chịu ảnh hưởng nhiều của cơ chế cũ, chậm đổi mới, chưa thấy rõ được tư tưởng thân thiện doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm, tính đột phát trong quản lý. Do đó, tỉnh cần xây dựng chiến lược và kiên quyết đổi mới đội ngũ cán bộ; xây dựng chương trình đào tạo doanh nhân, thu hút, đào tạo các chuyên gia giỏi; thực hiện chính sách phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng trẻ tuổi.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 109 - 112)