6. Kết cấu của Luận văn
4.3.3. Chính sách thương mại, thị trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong điều kiện kinh tế thị trường theo xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Việc mở rộng và phát triển thị trường bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế, cả thị trường truyền thống và thị trường mới. Do vậy, cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác này.
Một là, đối với thị trường trong nước: Với dân số khoảng 87 triệu người, các doanh nghiệp cần xác định đây là thị trường đầy tiềm năng chủ yếu tiêu thụ các loại hàng hoá tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nông sản… Nằm ở khu vực kinh tế trọng điểm trung du miền núi phía Bắc, có thị trường Hà Nội và các tỉnh trong vùng Bắc Bộ là thị trường tiêu thụ lớn các loại hàng hoá tiêu dùng: chè, giấy, đồ điện - điện tử, hàng nông sản, hàng vật liệu xây dựng, sắt thép… đồng thời cũng là thị trường cung ứng các loại hàng hoá tiêu dùng cho tỉnh: đồ dùng gia đình, vải… Vùng đồng bằng Bắc Bộ là thị trường tiêu thụ lớn các loại hàng hoá tiêu dùng: đường, sữa, bột giặt, hàng may mặc, đồ điện - điện tử, hàng mộc, hàng vật liệu xây dựng, sắt, thép, xe gắn máy, máy móc phục vụ nông nghiệp… Ngoài ra, miền Trung cũng là thị trường tiêu thụ rất quan trọng về hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, hàng vật tư sắt thép… Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc tiêu thụ trong nước đối với những sản phẩm hàng hoá là những sản phẩm có lợi thế của địa phương so với cả nước.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước, về phía địa phương, trên cơ sở chương trình xúc tiến thương mại chung, cần nghiên cứu hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp trong việc tham gia hội chợ triển lãm trong nước theo từng chuyên ngành, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước.
Hai là, đối với thị trường quốc tế: Thị trường quốc tế gồm nhiều yếu tố, nhưng trước hết gắn liền với hoạt động xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ. Hiện nay, xuất khẩu của tỉnh chiếm tỷ trọng trên lớn trong tổng doanh số tiêu thụ. Do đó, thị trường xuất khẩu là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong bối cảnh mới, để phát triển xuất khẩu, cần có chiến lược về thị trường đối với từng ngành hàng, đặc biệt là từ năm 2006 khi hàng rào bảo hộ thuế quan đối với sản xuất trong nước về cơ bản được gỡ bỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đến năm 2015, thị trường xuất khẩu tiếp tục phát triển theo hướng củng cố và giữ vững thị trường truyền thống với Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Singapore, Nhật, Mỹ, các nước EU…; thâm nhập các thị trường mới, trong đó cần chú ý đặc biệt thị trường khối ASEAN khi được hưởng các ưu đãi.
Để thúc đẩy thị trường xuất khẩu phát triển, các cơ quan, ban ngành của tỉnh cần tập trung thực hiện một số biện pháp cụ thể như: hỗ trợ kinh doanh về thông tin thị trường, về xúc tiến thương mại. Cụ thể như sau:
- Tích cực hỗ trợ về thông tin cho doanh nghiệp: tăng cường tiếp xúc với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu và trao đổi thông tin với các doanh nghiệp; tích cực phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước cho doanh nghiệp; hình thành các cơ sở dữ liệu thông tin và được cập nhật thường xuyên để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng; phát triển hệ thống thông tin và khai thác các mạng thông tin.
- Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại như tìm kiếm thị trường, bạn hàng, nguồn nguyên liệu, công nghệ… trong nước và quốc tế bằng nhiều cách như: hỗ trợ các doanh nghiệp mở các đại lý, chi nhánh ở các địa phương khác hoặc ở nước ngoài; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá nhãn hiệu, sản phẩm, bảo hộ bản quyền…
- Tỉnh có biện pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của địa phương bằng các biện pháp cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác thăm dò và tìm kiếm mở rộng thị trường, khảo sát mặt hàng xuất khẩu mới;
+ Hỗ trợ kinh phí tổ chức hội chợ triển lãm, hội thảo chuyên đề;
+ Hỗ trợ trong việc lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại các thị trường mới, thị trường có quan hệ ngoại giao với địa phương.
Đối với các doanh nghiệp, tích cực và chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu; tăng cường công tác nghiên cứu thị trường thế giới, vận dụng linh hoạt các hình thức thông tin, quảng cáo, Web, Internet… để giới thiệu sản phẩm của mình với thị trường thế giới. Chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ xúc tiến thương mại giỏi, am hiểu kinh doanh quốc tế và giao dịch thương mại, để có thể thâm nhập thị trường thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cần đánh giá đúng về sản phẩm sản xuất trên địa bàn theo khả năng cạnh tranh trên cơ sở tính toán các hệ số về lợi thế cạnh tranh RCA, DRC, EPR. Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp cần xem xét để chuyển hướng đầu tư, nếu không thực hiện được các biện pháp tăng cường khả năng cạnh tranh. Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện thì bổ sung các điều kiện trong một thời hạn cụ thể. Nhóm có khả năng cạnh tranh thì có biện pháp tiếp tục mở rộng thị trường, đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu, tận dụng cơ hội tăng nhanh khả năng sản xuất, thu hồi vốn, chuẩn bị các điều kiện, khả năng tài chính để có thể đối phó với những bất thường xảy ra.
Xây dựng chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu trong điều kiện các doanh nghiệp mới vươn ra thị trường thế giới thì cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách, bắt đầu từ hỗ trợ đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Làm tốt điều này không những đẩy mạnh xuất khẩu mà còn tạo ra khả năng phát triển công nghiệp chế biến. Chính sách đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu về nguyên tắc phải ưu đãi hơn so với các ngành nghề sản xuất nhưng không xuất khẩu. Cần coi đây là tiêu chuẩn phối hợp để có ưu đãi cho hàng xuất khẩu cộng thêm vào khoản ưu đãi khác.
Trên cơ sở lộ trình hội nhập được diễn ra trên phạm vi cả nước, tỉnh cần tập huấn, giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch của mình và cam kết thực hiện; chỉ hỗ trợ trong thời gian nhất định đối với doanh nghiệp, ngành hàng đã xây dựng phương án và có giải pháp thực hiện tiến trình hội nhập. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách khuyến khích xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và chính sách đầu tư phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy tiến trình hội nhập của nền kinh tế nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, tạo ra năng lực nội sinh có tính cạnh tranh cao của vùng trong điều kiện hội nhập. Tăng cường mở rộng thị trường thông qua doanh nhân người Thái Nguyên ở trong và ngoài nước; triển khai có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu và xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cần cổ phần hóa hoàn toàn doanh nghiệp Nhà nước (trừ doanh nghiệp công ích); không tạo rào cản về đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất cùng ngành hàng mà chỉ khuyến cáo dựa trên quy hoạch, tránh tình trạng bảo hộ như trước đây. Bảo đảm công khai quy hoạch về sử dụng đất, áp dụng chế độ đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp thuê đất đầu tư dự án phù hợp với ngành nghề trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp muốn thuê sau khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ công bố công khai quy hoạch. Kiểm tra việc sử dụng các dự án đầu tư được cấp phép, thu hồi đất với các dự án triển khai quá hạn; cho phép đăng ký khấu hao nhanh đối với một số ngành sản xuất làng nghề để chuyển đổi công nghệ; rút ngắn thời gian tìm hiểu đầu tư, lập dự án và thuê đất. Tăng cường hoạt động của trung tâm xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, trung tâm chuyển giao công nghệ, thành lập trung tâm khai thác quỹ đất. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo thêm sôi động trong hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Cùng với vấn đề trên, cần thúc đẩy hình thành đồng bộ các loại thị trường trên địa bàn tỉnh như trường công nghệ, lao động, dịch vụ tư vấn, tài chính, tiền tệ, bất động sản... Đặc biệt quan tâm đến hình thành, quản lý, phát triển thị trường bất động sản vì lợi thế so sánh của tỉnh là tài nguyên đất đai ở khu vực thuận lợi cho đầu tư sản xuất, dịch vụ và quá trình đô thị hoá. Thị trường bất động sản lành mạnh sẽ tăng cường phát huy lợi thế so sánh, ngược lại sẽ làm suy giảm lợi thế so sánh. Đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường tài chính, tiền tệ, thu hút các ngân hàng thương mại, cổ phần đặt chi nhánh, đầu tư các trung tâm giao dịch, tham gia xúc tiến, thu hút dự án đầu tư vào tỉnh và cho vay vốn. Phát triển thị trường công nghệ, xây dựng trung tâm triển lãm, chuyển giao công nghệ của vùng gắn với trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển khai.
Hình thành đồng bộ các loại thị trường sẽ tăng tính linh hoạt trong hoạt động kinh tế, tăng khả năng xác định lợi thế so sánh do thị trường phản ánh chính xác chi phí yếu tố đầu vào, đáp ứng yêu cầu tăng lên về quy mô tụ hội doanh nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thái Nguyên, góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng lợi ích từ thông tin lan toả, tiếp cận nhanh tới yếu tố đầu vào, đầu ra bổ sung hoặc thay thế. Việc hoàn thiện môi trường thể chế để thúc đẩy phát triển đồng bộ các loại thị trường là giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế ở nước ta. Đồng thời đó là cơ sở quan trọng để đánh giá, phát huy và chuyển hoá lợi thế so sánh và khắc phục bất lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế ở Thái Nguyên - một địa bàn phát triển kinh tế thuộc khu vực nhạy cảm và năng động.