Chính sách phát triển công nghiệp tại một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 30 - 33)

6. Kết cấu của Luận văn

1.3.3. Chính sách phát triển công nghiệp tại một số địa phương ở Việt Nam

1.3.3.1. Chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương

Trong những năm cuối thập kỷ 80 công nghiệp Bình Dương chỉ phát triển chủ yếu là các sản phẩm của làng nghề truyền thống.

Chính sách phát triển công nghiệp bắt đầu những năm 1990, lãnh đạo tỉnh đã xây dựng chính sách phát triển CN dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh của mình cùng với chủ trương phát triển CN thông qua thu hút DN đầu tư nước ngoài. Với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước.

Hiện nay, Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu USD. Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm 2006. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần 2, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, Sóng Thần 1. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh (Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, Tân Uyên). Lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự án và số vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng 97,6% trong tổng số dự án và 93,4% trong tổng số vốn đầu tư. Nhìn chung, quy mô dự án đầu tư của Bình Dương chủ yếu là vừa và nhỏ, trung bình khoảng 5 triệu USD/dự án.

Đến nay đã có hơn 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Bình Dương, trong đó xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có năng lực cao về tài chính và công nghệ đã đem đến một nguồn công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương. Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều được bố trí vào các cụm quy hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, tạo sự phát triển cân đối giữa các khu vực, hình thành vành đai công nghiệp phát triển bao bọc trung tâm thị xã Thủ Dầu Một. Thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng góp phần đắc lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH của địa phương, đồng thời là một nhân tố quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao như: sản xuất hàng linh kiện đIện tử, phụ tùng xe ôtô, xe máy, sản xuất nhựa PVC, kính cao cấp, tivi, tủ lạnh, máy điều hoà…Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chuyển từ nông sản và bán thành phẩm sang các sản phẩm công nghiệp và tinh chế. Nhờ có sự chuyển giao công nghệ và kỹ năng marketing từ các công ty nước ngoài, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường thế giới. Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, cả về nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư chiều sâu, quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Tạo động lực cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ, thúc đẩy các ngành và các lĩnh vực khác phát triển như ngân hàng thương mại, bảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiểm, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, hoạt động phát triển công nghiệp đã có nhiều tác động tích cực tới quá trình tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh năng động và đang thực sự trở thành một bộ phận quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và góp phần quan trọng vào việc giải quyết những mục tiêu kinh tế xã hội.

1.3.3.2. Chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai

Từ một tỉnh nghèo, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, sau giải phóng Nhà nước vẫn phải chi viện cho tỉnh về lương thực; sau hơn 10 năm đổi mới (1991- 2002), Đồng Nai đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao 13% năm. Đến năm 2002 tỷ trọng công nghiệp của đã chiếm khoảng 56% GDP toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng/năm. Đời sống của đại bộ phận được cải thiện rõ rệt, không còn hộ đói và số hộ nghèo đã giảm từ 16% năm 1996 xuống còn 5% năm 2000 và 3,5% năm 2002. Đồng thời Đồng Nai là một tỉnh có thu nộp ngân sách lớn (khoảng gần 4 ngàn tỷ đồng năm 2002).

Chính sách phát triển công nghiệp đã đạt được thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội như trên là do bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã phát huy truyền thống, vượt khó khăn, thách thức, năng động sáng tạo, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đưa kinh tế phát triển với tốc độ cao, liên tục và bền vững, đồng thời tạo ra được sự chuyển biến tích cực về mặt xã hội. Đồng Nai đã khai thác được lợi thế cạnh tranh của địa phương trong phát triển kinh tế, đặc biệt là những lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Để phát triển CN Đồng Nai đưa ra chính sách phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo được cơ chế thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đồng Nai đã sớm xây dựng các khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư, đồng thời phát triển làng nghề truyền thống. Tổng vốn đầu tư nước ngoài theo vốn đăng ký từ 1988 đến hết năm 2002 của Đồng Nai là 4.242,4 triệu USD, đứng thứ 3 của cả nước sau Thành phố HCM và Hà Nội. Cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Đồng Nai đã xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước các nhà đầu tư từ ngoài Đồng Nai nhất là từ Thành phố HCM đầu tư vào Đồng Nai. Mặt khác, Đồng Nai đã có chính sách khuyến khích sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp tại địa phương. Đi đôi với phát triển kinh tế, Đồng Nai đã quan tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tới hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế của địa phương tạo ra sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là một trong số ít các địa phương ngay từ đầu đã đưa ra chính sách thu hút nhân tài và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của địa phương.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)