Đánh giá chung về chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên gia

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 62)

6. Kết cấu của Luận văn

3.3.Đánh giá chung về chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên gia

giai đoạn 2007 - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành bình quân giai đoạn 2007 - 2012 đạt trên 15%/năm, góp phần đưa tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng từ 30,37% năm 2000 lên 40,42% năm 2009 và năm 2012 đạt trên 41,5% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh (theo giá hiện hành).

- Tăng trưởng bình quân giá trị SXCN giai đoạn 2007 - 2012 đạt khá cao tương ứng với 18,7%/năm, thực sự là động lực cho quá trình phát triển KTXH và đóng một vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công của việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

- Một số dự án công nghiệp trọng điểm đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: Công ty xi măng La Hiên (dây chuyền xi măng lò quay), Công ty nhiệt điện Cao Ngạn, nhà máy Kẽm điện phân của Công ty KLM Thái Nguyên, Giai đoạn I mở rộng khu Gang thép Thái nguyên...

- Hàng loại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra đời đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến năm 2012 có tổng số 12.332 cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh, giải quyết được việc làm cho 153.287 lao động; dự báo năm 2013 giải quyết được việc làm cho khoảng 180.536 lao động với thu nhập ổn định và đời sống được cải thiện.

- Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo tuy còn thấp, nhưng đã có xu thế tăng lên nhanh so với các ngành công nghiệp truyền thống khác như luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản.

- Đã hình thành thêm một số trung tâm công nghiệp mới (CCN Yên Bình, dự án Núi Pháo…) tạo tiền đề cho phân bố lại lực lượng sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ và tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

b) Những hạn chế và nguyên nhân:

- Tỷ lệ VA/GO công nghiệp của tỉnh thấp và có xu thế giảm dần, năm 2005 là 23,55%; năm 2008 là 22,96% và năm 2012 chỉ đạt 20% (hiệu quả tăng trưởng công nghiệp giai đoạn vừa qua rất thấp, không bền vững và khả năng cạnh tranh kém).

- Mức độ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ một số doanh nghiệp mới đầu tư và sản xuất hàng xuất khẩu được trang bị đồng bộ, còn lại đa số các cơ sở sản xuất được đánh giá thuộc trình độ công nghệ ở mức trung bình yếu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Cơ cấu nội bộ ngành chưa hợp lý: Giá trị SXCN ngành sản xuất kim loại và sản xuất VLXD hiện đang chiếm tỷ trọng cao; ngành công nghiệp nhẹ còn mang tính gia công; ngành cơ khí - điện tử, công nghiệp phụ trợ và sản xuất phụ tùng thay thế... ở quy mô nhỏ và về tổng thể sức cạnh tranh chưa cao.

- Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; việc huy động vốn kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; chưa có khả năng tập trung thu hút vốn để đầu tư có trọng điểm cho các dự án lớn của địa phương.

- Các ngành công nghiệp truyền thống hiện có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh như: Luyện kim, xi măng, khai thác than đã phát triển gần như tới ngưỡng và không thể có đóng góp lớn, nhất là những giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 62)