Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương theo phương thức

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu của Luận văn

2.3.2. Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương theo phương thức

thức tiếp cận ba giác độ

Đánh giá các chính sách luôn đi cùng với các dự báo về triển vọng của chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, sau đây đưa ra mô hình nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững (xem Hình 1.2). Theo đó, cách tiếp cận và đánh giá chính sách theo phương thức tiếp cận ba giác độ trên quan điểm mối quan hệ cân bằng tổng thể (đánh giá và dự báo vị thế; đánh giá và dự báo nội lực; đánh giá và dự báo tác nhân) và đánh giá chính sách theo 6 tiêu chí cơ bản trên quan điểm mối quan hệ cân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bằng bộ phận (Tính kinh tế; tính hiệu quả; tính hiệu lực; tính tác động; tính khả thi và tính phù hợp).

Các lý thuyết bổ sung

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương theo hướng phát triển bền vững

Sau đây xem xét chính sách theo cách tiếp cận 3 giác độ:

(1)- Giác độ 1: Đánh giá và dự báo vị thế

Dự báo này dựa trên sự năng động của vận dụng lợi thế vị trí địa lý. Nó thể hiện vị trí của lãnh thổ trên cơ sở các thuận lợi và thách thức của sự phát triển được dự báo, trong mối quan hệ so sánh và cạnh tranh với các lãnh thổ khác. Do vậy, đây là một phán đoán mang tính chất động, trong quá trình cần cập nhật các thông tin cần thiết theo sự vận động của thực tế.

Cụ thể hơn khi nghiên cứu vị trí lãnh thổ người ta chú ý tới ba yếu tố cơ bản sau: Sự năng động của các thị trường; Quan hệ hợp tác cạnh tranh với các lãnh thổ, địa phương khác; Sự phát triển của môi trường xung quanh có liên quan.

(2)- Giác độ 2: Đánh giá và dự báo nội lực

Dự báo này có liên quan tới sự năng động bao gồm những số liệu về thực trạng, có nghĩa là những khả năng riêng của lãnh thổ, các mặt mạnh, mặt yếu của lãnh thổ đó. Các yếu tố có liên quan cần xét đến: Vùng hoạt động và các khu công nghiệp tập trung hay các cụm công nghiệp; Nhà ở cho các khu công nghiệp, nhà ở

Cân bằng bộ phận: Tiếp cận 6 tiêu chí Cân bằng tổng thể: Tiếp cận 3 giác độ Phát triển công nghiệp bền vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dịch vụ; Ngân hàng và các tổ chức tài chính; Khu công nghệ, khu sản xuất; Hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ; Môi trường xã hội, các hạ tầng xã hội; Giáo dục - Đào tạo; Văn hoá - tâm lý cộng đồng…

Đánh giá nội lực cần đưa ra những mặt mạnh, mặt yếu. Tuy vậy, một đặc điểm chỉ có thể được xác định là mặt mạnh hay mặt yếu đối với một nội dung cụ thể chứ không bao giờ có giá trị tuyệt đối.

(3)- Giác độ 3: Đánh giá và dự báo các tác nhân

Dự báo này dựa trên sự năng động của các tác nhân và các dự án mà họ tham gia. Thông thường, trong khi thực hiện một chính sách ở mỗi địa phương có sự tham gia của nhiều tác nhân. Các tác nhân này trong phạm vi địa phương thường là: Cơ quan, tổ chức quản lý hành chính ở địa phương; Các doanh nghiệp ĐTNN; Các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ hoặc các yếu tố đầu vào; Các cơ quan, tổ chức hiệp hội; Các cá nhân những người lao động.

Khi đã thiết lập được một dự báo chiến lược mang tính thăm dò cho mỗi thị trường hay phần của thị trường, ta có thể đưa ra một kịch bản phát triển cho địa phương và từ kịch bản này mà các chiến lược sẽ được đưa ra để xem xét.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)