Quan điểm hoàn thiện chính sách kích cầu thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu chính sách kích cầu thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 108 - 109)

địa bàn thành phố Hà Nội.

Tiếp tục hỗ trợ thị trường BĐS góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của Thành phố. Bất động sản là tài sản quan trọng nhất, chiếm 40% tổng giá trị tài sản quốc gia, và những hoạt động kinh tế liên quan đến bất động sản chiếm 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Thị trường bất động sản cũng có quan hệ chặt chẽ với các thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa, thị trường lao động… Nếu thị trường bất động sản phát triển 1% thì có thể tạo ra sự phát triển từ 1,5 đến 2% đối với các ngành có liên quan.

Giảm tỷ lệ nợ xấu: bất động sản cũng là nguồn tài sản đảm bảo quan trọng nhất cho mọi hoạt động tín dụng, hầu hết các hoạt động tín dụng vay nợ chủ yếu đều được thế chấp bằng nhà ở, bất động sản; thống kê cho thấy vay có thế chấp bằng bất động sản chiếm trên 80% trong tổng lượng cho vay. Hiện nay thị trường BĐS “đóng băng”, các chủ đầu tư, người kinh doanh BĐS không bán được hàng, không có khả năng trả được các khoản lãi, nợ đến hạn phải trả, làm tăng nợ xấu của ngân hàng; Điều quan trọng sắp tới là cần có chính sách, biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản để kích cầu, giúp giải phóng hàng tồn cho doanh nghiệp, chủ đầu tư, từ đó các ngân hàng có thể thu hồi được nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu.

Quan điểm hoàn thiện chính sách kích cầu thị trường BĐS phải dựa trên cơ sở có lợi cho người nghèo. Nhiều năm nay thị trường BĐS phát triển, số lượng giao dịch tăng, tuy nhiên các giao dịch đối với người có nhu cầu thực để ở chiếm tỷ lệ

thấp, mà chủ yếu là cầu “ảo” của các nhà đầu tư thứ cấp để mua đi bán lại trên thị trường. Thị trường cũng tập trung vào phân khúc thị trường trung, cao cấp là chủ yếu trong khi một số lượng lớn người dân có thu nhập trung bình, dân nghèo mặc dù nhu cầu rất lớn nhưng không có nguồn cung đáp ứng. Bằng các chính sách để giảm giá, hạ giá, chuyển nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội, chuyển các căn hộ lớn xuống thành cơ cấu hợp lý sẽ phù hợp với đại đa số khả năng thanh toán của người dân. Nếu chúng ta đáp ứng được nhu cầu của số người dân này sẽ tháo gỡ được khó khăn cho thị trường BĐS, phục hồi phát triển kinh tế. Nền kinh tế đi lên sẽ có lợi cho người dân có nghĩa cả người không mua nhà và người mua nhà đều hưởng lợi. Đặc biệt những người mua nhà sẽ hưởng lợi nhiều hơn. Việc kích cầu thị trường BĐS là hướng vào những người nghèo, để người nghèo được cải thiện nhà ở. Đó vừa là nhiệm vụ kinh tế, vừa là nhiệm vụ chính trị và xã hội.

Làm minh bạch thị trường BĐS: Đối với thị trường BĐS, vốn dĩ là một thị trường không hoàn hảo, không đầy đủ thông tin nên thường nảy sinh nhiều khiếm khuyết. Chính vì vậy, để hạn chế tính không hoàn hảo, khắc phục tình trạng sai lệch thông tin cần thực hiện công khai và bình đẳng giữa những người tham gia thị trường. Hạn chế tình trạng giao dịch “ngầm”, hạn chế đầu cơ trục lợi, kích cầu ảo, gây khan hiếm nhà đất giả tạo, gây nên những biến động thất thường về nhà đất. Đảm bảo cho thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và đô thị, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và lợi ích của người dân trong xã hội.

Quan điểm tôn trọng nguyên tắc thị trường: phát triển các quan hệ về BĐS phải tuân theo các qui luật của thị trường, các hành vi giao dịch BĐS trên thị trường phải tuân thủ các yêu cầu của thị trường và do thị trường điều tiết. Các cơ sở của quan hệ giao dịch trên thị trường như giá cả cũng do quan hệ cung cầu trên thị trường hình thành nên.

Một phần của tài liệu chính sách kích cầu thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 108 - 109)