Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu chính sách kích cầu thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

- Về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng

Tính đến hết ngày 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước đã cam kết cho 13 doanh nghiệp và 1.764 khách hàng cá nhân vay với tổng số tiền 1.759 tỷ đồng. Trong đó, 304 tỷ đồng là số tiền đã giải ngân cho 7 doanh nghiệp, 5 ngân hàng đã giải ngân cho 1.750 khách hàng với dư nợ 428,5 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng, tổng số tiền giải ngân là 732,5 tỷ đồng và tăng nhanh về cuối năm 2013, trong đó nửa cuối tháng 12/2013 đóng góp 170 tỷ đồng.

Tuy nhiên mới chỉ giải ngân được 732,5 tỷ đồng trong số 30.000 tỷ đồng tương đương với 2,44% một tốc độ giải ngân quá chậm, một con số đáng suy ngẫm và nhìn lại. Đáng chú ý, dù các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước cũng như các địa phương đã khẳng định đã dỡ bỏ hầu hết các rào cản về thủ tục, hồ sơ, xác nhận…, song giá trị giải ngân thực tế đến hết năm 2013 cũng chỉ đạt chưa đầy 50% trong tổng số 1.654 tỷ đồng cam kết trong năm nay.

Theo Bộ Xây dựng, đến nay toàn quốc đã có 84 dự án nhà ở xã hội được triển khai, với quy mô xây dựng khoảng 51.800 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 23.800 tỷ đồng. Cùng với đó là 39 dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đang được thực hiện, với quy mô xây dựng hơn 26.800 căn hộ, tổng mức đầu tư hơn 6.800 tỷ đồng.Trong đó, nhiều dự án quy mô lớn như dự án 1.000 căn hộ nhà ở xã hội của Viglacera tại Đặng Xá (Gia Lâm - Hà Nội) hay 1.000 căn hộ nhà ở xã hội của Liên danh Tổng Công ty HUD - BIC tại Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai - Hà Nội). Tính riêng trong năm 2013, đã có 15 dự án nhà ở xã hội được triển khai, trong đó Hà Nội khởi công, động thổ 6 dự án.

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của sở Xây dựng, tại Thành phố có 56 dự án chủ đầu tư đăng ký xin chuyển đổi, gồm 16 dự án xin chuyển đổi mục đích từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và 40 dự án xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ nhà ở thương mại. Trong số các dự án này đến cuối năm 2013 UBND Thành phố đã cho phép chuyển đổi 03 dự án, chấp thuận chủ trương cho phép chuyển đổi 06 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng; Thành phố cũng quyết định cho phép điều chỉnh 6 dự án, chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh 13 dự án xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ nhà ở thương mại.

Như vậy tiến độ chuyển đổi, điều chỉnh các dự án này còn chậm, ảnh hưởng đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Nguyên nhân của tình trạng này do khâu thủ tục xét duyệt, ra quyết định cho phép được chuyển đổi, những quy định pháp luật mới phát sinh, thay đổi và bản thân các doanh nghiệp.

- Về việc chia nhỏ căn hộ

Những bất cập của thị trường bất động sản đã được nhắc tới nhiều, trong đó có sự lệch pha cung cầu, thiếu căn hộ nhỏ nhưng thừa căn hộ lớn. Đặc biệt tại các thành phố lớn, tình trạng này càng xuất hiện nhiều. Nếu không cho phép điều chỉnh diện tích, cơ cấu thì doanh nghiệp cũng không bán được hàng mà người dân cũng không có nhà ở.

Trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02 nhằm mục đích góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có các doanh nghiệp bất động

sản. Cho phép việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ lớn sang các căn hộ nhỏ, có diện tích phù hợp. Từ khi có Nghị quyết 02 đã có 14 dự án được chủ đầu tư gửi đơn xin chuyển đổi như CT2 Trung Văn, CT6 Văn Khê, N02 Đặng Xá, K35 Tân Mai, CT2 232 Phạm Văn Đồng, Licogi 16 tại D25 khu đô thị Cầu Giấy, N04 – B1 Dịch Vọng, CT2A, 2B khu nhà ở Xuân La… tuy nhiên chỉ có dự án CT2 Trung Văn, do Công ty Vinaconex 3 làm chủ đầu tư, đã được thành phố cho phép điều chỉnh cơ cấu, diện tích căn hộ từ ngày 17/10/2013 vừa qua.

Bên cạnh một số doanh nghiệp còn chưa mặn mà với giải pháp này thì vướng mắc lớn nhất khi thực hiện việc chia nhỏ căn hộ đó là về thủ tục để chuyển đổi, hàng loạt các vấn đề như điện nước, xin cấp phép lại, giấy chứng nhận quyền sở hữu…

- Về nghị quyết cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Trong báo cáo của Bộ Xây dựng ngày 26/7/2014 về kết quả thi hành Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị định số 51/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc thí điểm cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tính đến hết Quý II/2013 trên phạm vi cả nước chỉ có 126 trường hợp mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các địa phương phía Nam như: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, Khánh Hòa....Trong đó 80% là các cá nhân người nước ngoài, còn 20% là các doanh nghiệp nước ngoài.

Thực tế, có ít doanh nghiệp nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam một phần là do chi phí mua nhà ở còn quá cao so với chi phí thuê nhà ở cho người nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở. Giá cả nhà ở tại Việt Nam trong thời gian qua là tương đối cao, nên nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã chọn phương án thuê nhà ở thay vì mua nhà ở tại Việt Nam nhằm giảm chi phí.

Một phần của tài liệu chính sách kích cầu thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w