Những mặt thành công

Một phần của tài liệu chính sách kích cầu thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

Theo báo cáo kết quả giải ngân gói 30.000 tỷ vừa được Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản công bố, tính đến hết ngày 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước đã cam kết cho 13 doanh nghiệp và 1.764 khách hàng cá nhân vay với tổng số tiền 1.759 tỷ đồng. Trong đó, 304 tỷ đồng là số tiền đã giải ngân cho 7 doanh nghiệp, 5 ngân hàng đã giải ngân cho 1.750 khách hàng với dư nợ 428,5 tỷ đồng.

Như vậy, sau nửa năm, tổng số tiền giải ngân từ gói 30.000 tỷ đồng lên tới 732,5 tỷ đồng. Con số này tăng hơn 170 tỷ đồng trong vòng nửa cuối của tháng 12/2013.

Cũng theo Cục này, hiện các ngân hàng cũng đã nhận được nhiều hồ sơ xin vay và đang tiến hành thẩm định. Hiện, BIDV đang là ngân hàng dẫn đầu việc cho vay, với số tiền giải ngân đạt mức 150 tỷ so với 224 tỷ cam kết. Tiếp đó là các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank và MHB.

Bảng 2.6 Số tiền các ngân hàng cam kết và giải ngân năm 2013

Ngân hàng Cam kết cho vay (tỷ đồng) Số tiền giải ngân (tỷ đồng)

BIDV 224 150

Vietcombank 188 128

Vietinbank 157,7 114,9

Agribank 41,4 29,9

MHB 20,97 5,72

* Nguồn: Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng được chính thức thực hiện từ đầu tháng 6/2013 theo tinh thần Nghị quyết 02 nhằm tháo gỡ khó khăn cho hàng tồn kho, nợ xấu, trong đó có ngành xây dựng bất động sản. Theo đó, các đối tượng vay vốn bao người thu nhập thấp, doanh nghiệp xây nhà xã hội hoặc từ nhà ở thương mại chuyển sang nhà ở xã hội.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến 15/12/2013 tổng giá trị tồn kho gần 95.000 tỷ đồng, giảm 26,5% so với quý I/2013, tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ vừa và nhỏ. Trong đó Hà Nội tồn 6.580 căn chung cư và thấp tầng, tương đương với 12.900 tỷ đồng.

Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ và các địa phương tổ chức hôm 24-12- 2013, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, giá bất động sản tại Hà Nội và các địa phương khác đã giảm với mức bình quân từ 10 đến 30%, thậm chí có dự án giảm tới 50%. Đơn cử, chung cư tại khu vực Cầu Giấy trong quý III-2013 đã giảm tới 27% so với quý I. Phân khúc trung cấp và cao cấp giảm khoảng 15%. Chung cư ở khu vực Thanh Xuân, Hà Đông và Nam An Khánh giảm từ 12 đến 21%. Giá đất nền cũng giảm mạnh, cá biệt đất nền dự án Nam An Khánh đã giảm tới 50% so với thời điểm năm 2010.

Tại thị trường Hà nội, giao dịch bất động sản có chiều hướng tăng về cuối năm, nhất là phân khúc nhà ở xã hội, nhà chung cư cao cấp và trung cấp có vị trí thuận lợi. Hai quý cuối năm giao dịch thành công đã tăng gấp lần 2 quý đầu năm. Theo báo cáo của 17 doanh nghiệp, 5 sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho thấy tính đến hết tháng 11/2013 đã có 4.062 giao dịch thành công; tháng 10 và 11 có 1.420 giao dịch thành công; dự báo quý IV sẽ có 2.000 giao dịch thành công. Trong khi đó, quý I chỉ có 556 giao dịch thành công, quý II có 774 giao dịch.

Lượng giao dịch tập trung nhiều vào những dự án có tiến độ, chất lượng tốt, chủ đầu tư uy tín, tính pháp lý cao, giá thành và diện tích căn hộ hợp lý. Đơn cử 3 dự án tại quận Hà Đông Mullberry Lane, Sails Tower, Dự án Xuân Mai Park State đều thu hút khá đông khách hàng. Các dự án chào bán giá dưới 20 triệu đồng/m 2 căn hộ đều đã có khách mua. Thêm vào đó là các căn hộ tại dự án Thăng Long Victory có diện tích từ 59,8 đến 87,8m 2 với 2 đến 3 phòng ngủ có giá dưới 15 triệu đồng/m2.

Một số dự án khác có giá bán dưới 20 triệu đồng/m 2 căn hộ cũng đang thu hút khách hàng, như Dự án The Sun Garden (Hà Đông), mức giá từ 14 đến 16 triệu đồng/m 2 (chưa bao gồm VAT), diện tích căn hộ dao động từ 67 đến 103 m2. Dự án

chung cư tại dự án Golden Silk (Hoàng Mai), giá từ 13 đến 15 triệu đồng/m 2 . Dự án An Bình Tower (Từ Liêm) đang được nhiều nhà đầu tư chào bán từ 14,2 triệu đồng/m 2 .

Như vậy ta thấy rằng Nghị quyết 02 của Chính phủ đưa ra đã có tác động tới thị trường BĐS, thị trường cũng đã có những bước chuyển biến ban đầu từ việc các doanh nghiệp đã chuyển đổi các dự án cao cấp sang phân khúc căn hộ trung bình, giá bán dưới 15 triệu đồng/m 2 để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn từ gói 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của sở Xây dựng Hà Nội, Tổ công tác liên ngành thực hiện Thông tư số 02/2013/TT-BXD đã xem xét 56 dự án gồm 16 dự án xin chuyển đổi mục đích từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và 40 dự án xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ nhà ở thương mại. Trong số các dự án này đến cuối năm 2013 UBND Thành phố đã cho phép chuyển đổi 03 dự án, chấp thuận chủ trương cho phép chuyển đổi 06 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng; Thành phố cũng quyết định cho phép điều chỉnh 6 dự án, chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh 13 dự án xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ nhà ở thương mại.

Cũng trong báo cáo sở Xây dựng đã tổ chức kiểm tra rà soát 19 dự án để phân loại, đề xuất các dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng. Tình hình phát triển nhà ở và thị trường BĐS đã có những chuyển biến ban đầu khá tích cực. Số lượng căn hộ tồn kho đã giảm từ 5836 căn xuống còn 4018 căn, số lượng tồn kho văn phòng cho thuê từ 17,5 vạn m2 xuống còn 16,6 vạn m2.

Sở cũng phối hợp với chủ đầu tư tổ chức bốc thăm bán 125 căn hộ cho người thu nhập thấp tại dự án Đại Mỗ, Từ Liêm. Tổ chức xét duyệt và ký hợp đồng thuê, thuê mua cho 738 cán bộ, công chức vào nhà ở xã hội tại Việt Hưng, Long Biên. Tập trung hoàn thành khối nhà A5, A6 dự án nhà ở cho học sinh, sinh viên tại khu đô thị mới Pháp Vân, Tứ Hiệp và khu đô thị mới Mỹ Đình II. Đôn đốc các chủ đầu tư tập trung hoàn thành 03 dự án nhà ở công nhân đưa vào khai thác sử dụng với 2202 phòng phục vụ 15.320 công nhân.

Trong năm 2013 nền kinh tế nước ta vẫn trong hoàn cảnh khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đình đốn, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, đặc biệt trong số đó chiếm một phần không nhỏ là các doanh nghiệp, chủ đầu tư BĐS. Để tháo gỡ khó khăn Chính phủ, Bộ Tài chính và TP Hà Nội đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi thuế. Trong số liệu báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của cục Thuế Hà Nội cho thấy hoạt động hỗ trợ, gỡ khó cho doanh nghiệp đã được thực hiện có hiệu quả, cụ thể năm 2013 đã thực hiện giảm, gia hạn 14.658 tỷ đồng tiền thuế cho DN trên địa bàn, trong đó gia hạn 9.953 tỷ đồng, giảm 4.705 tỷ đồng tiền thuế. Ngành thuế cũng ban hành quyết định gia hạn tiền sử dụng đất cho gần 100 dự án với số tiền gần 20.000 tỷ đồng, giảm 50% tiền thuê đất cho gần 200 đơn vị với số tiền giảm lên tới gần 300 tỷ đồng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đặc biệt là các chủ đầu tư bất động sản cơ cấu lại bộ máy, nguồn vốn để tập trung vào các dự án, hoạt động chủ yếu.

Một phần của tài liệu chính sách kích cầu thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w