Chính sách quản lý đô thị

Một phần của tài liệu chính sách kích cầu thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

Năm 2013 Quốc hội thông qua Luật Thủ đô quy định một số cơ chế liên quan đến quy hoạch, xây dựng, đến lĩnh vực BĐS và nhà ở trên địa bàn Thủ đô; Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành một số Nghị quyết trong đó có một số Nghị quyết theo quy định của Luật Thủ đô:

1.Nghị quyết số 05/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 về Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2030;

2.Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 quy định cụ thể tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội (Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 16 Luật Thủ đô);

3.Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 về chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành;

4.Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 23/7/2013 về một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội (Theo quy định tại khoản 2,3 điều 16 Luật thủ đô).

Các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý xây dựng như: 1.Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

2.Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2008 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

3.Thông tư số 03/2009/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Các chính sách đưa ra nhằm đảm bảo các dự án đưa ra phù hợp với quy hoạch; xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.

Khi có quy hoạch, thị trường bất động sản sẽ được định hướng phát triển, lợi ích kỳ vọng sẽ thể hiện rõ hơn. Thông tin về quy hoạch cụ thể sẽ hứa hẹn nhiều lợi ích cho cả người dân và người kinh doanh, người dân có điều kiện được hưởng cuộc sống có chất lượng tốt hơn, chủ đầu tư, người kinh doanh có cơ hội với thị trường mới để gặt hái được nhiều lợi nhuận. Quy hoạch khi được triển khai chắc chắn sẽ vẽ nên một bộ mặt mới về kiến trúc, quy hoạch của địa phương. Từ đó nó tác động tới thị trường bất động sản, làm thị trường nóng lên, những khu vực đầu tư mới được xuất hiện, mở ra các dự án tiềm năng, các cánh cửa kinh doanh mới cho nhà đầu tư.

Trong Chương trình Phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2012-2020 đã được HĐND TP Hà Nội thông qua, thành phố đã quyết định dừng xem xét các đề xuất đầu tư xây dựng kinh doanh phát triển nhà ở thương mại đến 31/12/2014 trên địa bàn thành phố. Đồng thời thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, Thành phố

cũng đã rà soát lại các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn, để đề nghị Chính phủ xem xét ứng vốn trước để mua lại các dự án này phục vụ nhu cầu tái định cư, nhà ở xã hội, cho thuê giá rẻ, nhà ở cho sinh viên.

Một phần của tài liệu chính sách kích cầu thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 84 - 86)