Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 51 - 106)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.1. Quy mô và số dự án đầu tư

Trong lĩnh vực CNHT theo số liệu tổng hợp của cục đầu tƣ nƣớc ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tính đến hết quý 2 năm 2012 đã có 54 dự án FDI với tổng số vốn 500 triệu USD đầu tƣ vào tỉnh Vĩnh Phúc. Trong giai đoạn này, số lƣơng dự án FDI cụ thể vào ngành CNHT chiếm khoảng 33.13% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp và có tổng vốn chiếm khoảng 32.32%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó, chủ yếu là ngành CNHT cơ khí chế tạo và điện, điện tử (khoảng 87%) trong tổng số vốn FDI đầu tƣ vào các ngành CNHT của tỉnh.

Hình 3.2: Số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài phân theo quốc gia và tình hình triển khai

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư

Xét về quốc tịch nhà đầu tƣ, Đài Loan có nhiều nhà đầu tƣ nhất (36 nhà đầu tƣ), tiếp đến là Hàn Quốc (28) và Nhật Bản (13). Các dự án đầu tƣ của Đài Loan tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ô tô, xe máy, điện tử, và cơ khí. Tuy nhiên, trong lĩnh vực điện tử, có nhiều dự án vẫn chƣa đƣợc triển khai. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung vào lĩnh vực dệt may, trong khi Nhật Bản tập trung vào ô tô, xe máy và cơ khí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xét về địa điểm đầu tƣ, hầu hết các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đều tập trung vào các khu, cụm công nghiệp đƣợc bố trí ở những khu vực thuận tiện về cơ sở hạ tầng giao thông, gần trục quốc lộ 2, gần trung tâm đô thị lớn của tỉnh và gần các đƣờng vành đai của Hà Nội. Các khu công nghiệp Kim Hoa, Khai Quang, Bá Thiện, Bình Xuyên có tỉ lệ lấp đầy tƣơng đối lớn, từ 60% trở lên. KCN Kim Hoa, Khai Quang tập trung nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực ô tô xe máy, trong khi Bá Thiện tập trung nhiều doanh nghiệp điện, điện tử, Bình Xuyên là địa điểm đầu tƣ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí. KCN Khai Quang cũng là nơi tập trung của hơn 50% số doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, số còn lại nằm rải rác tại các khu vực bên ngoài khu công nghiệp.

Về công nghiệp ô tô xe máy, trong số 23 doanh nghiệp, chỉ có 4 doanh nghiệp lắp ráp là Toyota, Honda, Piaggio và Daewoo, số còn lại đều là doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ô tô, xe máy, hay chính là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của ngành ô tô, xe máy. Về công nghiệp điện tử, trong số 7 doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có Compal Việt Nam và THK Việt Nam lắp ráp thiết bị điện tử, các doanh nghiệp còn lại đều là các nhà cung cấp linh kiện điện tử. Ngoài ra, cùng với 15 doanh nghiệp cơ khí và chế tạo khuôn mẫu, có thể nói Vĩnh Phúc có thế mạnh nhất định so với các tỉnh lân cận về phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơ khí chế tạo.

3.3. Thực trạng thu hút FDI vào ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.1. Phân theo lĩnh vực đầu tư

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc khá tập trung, chủ yếu vào ngành cơ khí (ô tô, xe máy), điện, điện tử và một số ngành công nghiệp nhẹ (dệt may, da giầy)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.1: FDI vào các lĩnh vực CNHT tỉnh Vĩnh Phúc CNHT các ngành Tổng vốn đầu tƣ (USD) Số lƣợng dự án FDI Cơ khí chế tạo 275.518.428 27 Điện - điện tử 161.312.356 14 Hóa chất 38.753.000 4 Dệt may - da giầy 28.178.146 9 FDI cho CNHT 503.761.930 54

FDI cho toàn ngành CN 1.558.658.297 163

Tỷ trọng FDI đầu tƣ vào CNHT so với toàn ngành CN

32.32% 33.13%

Nguồn : Tổng hợp từ các số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, 2012 FDI vào ngành cơ khí

Các phần ngành chính trực thuộc CNHT cơ khí chế tạo trên địa bàn tỉnh chia làm 4 loại chính là sản xuất bao bì kim loại, sản xuất linh kiện cơ khí, sản xuất khuôn mẫu, và sản xuất thiết bị máy móc cơ khí. Trong đó nổi bật lên là phân ngành sản xuất khuôn mẫu với tổng số vốn đầu tƣ lên tới 154 triệu USD, ngành sản xuất Linh kiện cơ khí phục cho ngành Công nghiệp hạ nguồn cơ khí chế tạo cũng đƣợc ghi nhận sự vƣơn lên mạnh mẽ với 23 dự án đầu tƣ FDI tổng vốn lên tới 106 triệu USD. Nhìn chung, số lƣợng dự án đầu tƣ vào ngành công nghiệp hỗ trợ cơ khí chế tạo là nhiều nhất với tổng số 27 dự án với tổng lƣợng vốn 275 triệu USD. Chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số dự án và chiếm hơn 55% tổng số vốn đầu tƣ vào ngành CNHT đầu tƣ vào tỉnh.

CNHT ngành điện- điện tử.

Các phân ngành chính trực thuộc là Sản xuất Linh kiện, cụm linh kiện điện tử và linh kiện, cụm linh kiện điện. Trong đó, ngành sản xuất linh kiện điện tử chiếm đa số lên tới hơn 90% toàn CNHT điện điện tử với tổng vốn đầu tƣ hơn 158 triệu USD và tổng số 13/14 dự án. Đặc biệt trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút đƣợc nhà lắp ráp máy tính nổi tiếng thế giới là Compal.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là phân ngành đứng thứ 2 về tổng số vốn đầu tƣ và số lƣợng dự án, chỉ đứng sau phân ngành CNHT cơ khí chế tạo (chiếm 26% tổng số dự án FDI vào ngành CNHT, số vốn đầu tƣ đạt 161 triệu USD chiến 32% tổng số vốn đầu tƣ toàn ngành). Tỉnh vẫn đang không ngừng nâng cao các biện pháp tiếp tục thu hút các hãng khác tham gia đầu tƣ trên địa bàn

CNHT ngành hóa chất

Gồm 3 tiểu ngành nhỏ là in ấn, sản xuất khuôn cho ngành nhựa và sản xuất linh kiện nhựa, cao su. Đây là ngành mới chỉ phát triển khiêm tốn khi chỉ thu hút đƣợc 4 dự án, chiếm vỏn vẹn 7% tổng số dự án với số vốn đầu tƣ xấp xỉ 39 triệu USD. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất vật liệu vẫn chƣa xuất hiện ở Vĩnh Phúc và còn rất thiếu thốn ở nƣớc ta. Năm 2011, Việt Nam phải nhập khẩu 2548 nghìn tấn chất dẻo và 365 nghìn tấn cao su các loại.

CNHT ngành dệt may - da giầy

Gồm 5 tiểu ngành sản xuất sợi, thêu, dệt, nhuộm và hoàn tất phụ liệu dệt may. Trong đó tiểu ngành dệt đƣợc quan tâm nhiều nhất với 3 dự án trong tổng số 9 dự án với tổng số vốn đầu tƣ 12 triệu USD. Nhìn về tổng quan, ngành dệt may và da giầy đang đƣợc quan tâm lớn do nhu cầu thiếu thốn của nƣớc ta về loại mặt hàng này. Vốn đầu tƣ chiếm 10.2% tổng số vốn đầu tƣ vào ngành CNHT.

3.3.2. Phân theo đối tác đầu tư

Các quốc gia đầu tƣ chính vào tỉnh Vĩnh Phúc gồm tổng cộng 9 quốc gia. Ba đối tác lớn của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia đầu tƣ nhiều nhất khi chiếm tới hơn 40% tổng vốn đầu tƣ dành cho CNHT với 8 dự án. Đứng thứ 2 về số lƣợng vốn đầu tƣ là Đài Loan với vốn đầu tƣ 117 triệu USD với 22 dự án, trong đó nổi bật là số vốn vào 2 tiểu ngành là CNHT cơ khí chế tạo và điện - điện tử lần lƣợt với 58 và 47 triệu USD, chiếm 23.2% tổng vốn đầu tƣ. Đứng thứ ba là Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tƣ lên tới 115 triệu USD, gần xấp xỉ so với Đài Loan. Số dự án các nhà đầu tƣ Hàn Quốc đầu tƣ vào địa bàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỉnh là 14 dự án, trong đó phân bố trong 3 lĩnh vực trong yếu là cơ khí chế tạo, điện - điện tử và ngành may mặc da giầy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2: FDI trong lĩnh vực CNHT phân theo đối tác và lĩnh vực đầu tƣ

Ngành Cơ khí chế tạo

Ngành Điện - Điện

tử Ngành Hóa chất Ngành may- da giầy Tổng số

VĐT Số DA VĐT Số DA VĐT Số DA VĐT Số DA VĐT Số DA Nhật Bản 83.727.116 5 14.476.190 2 2.253.000 1 200.456.306 8 Đài Loan 57.900.000 14 46.500.000 4 6.500.000 2 6.401.446 2 117.301.306 22 Hàn Quốc 17.191.312 4 83.436.166 5 13.700.000 5 114.327.478 14 Samoa 30.000.000 1 30.000.000 1 Hồng Kông 6.000.000 1 6.000.000 1 Trung Quốc 3.200.000 2 900.000 1 8.076.700 2 12.176.700 5 Malaysia 2.500.000 1 2.500.000 1 Singapore 6.000.000 1 6.000.000 1 Seychelles 5.000.000 1 5.000.000 1

Nguồn : Tổng hợp từ các số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, 2012

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.3. Phân theo địa bàn đầu tư

Các ngành CNHT chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung ở thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên. Đây là tiểu vùng cạnh thủ đô Hà Nội, đƣợc định hƣớng chuyên môn hóa phát triển công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, dịch vụ, nông nghiệp và khu du lịch, vui chơi giải trí quy mô, hiện đại tại hồ Đại Lải. Hiện nay tiểu vùng phía Đông đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh, hàng loạt các khu cụm công nghiệp đang hình thành và phát triển tại đây. Tuy vậy, định hƣớng về xây dựng một khu dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại tại khu vực hồ Đại Lải đến nay vẫn chƣa thực hiện đƣợc

Thực tế, trong những năm gần đây, công nghiệp Vĩnh Phúc đã và đang đƣợc tổ chức lại theo hƣớng bố trí vào các khu công nghiệp tập trung và đầu tƣ hoàn thiện các khu vực.

Có thể thấy, phân bố các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tƣơng đối hợp lý.

– Các khu công nghiệp nói trên đƣợc phát triển trên những vùng đất trồng cây hàng năm và đất đồi bạc màu, ít có dân cƣ sinh sống do vậy đã hạn chế đƣợc tối đa việc di dân, tái định cƣ và đƣợc nhân dân ủng hộ.

– Hầu hết các khu công nghiệp đƣợc bố trí ở những khu vực thuận tiện về hạ tầng đối ngoại:

+ Gần với trục quốc lộ số 2, trục đƣờng huyết mạch quan trọng chạy ngang qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, kết nối tỉnh Vĩnh Phúc với các địa phƣơng khác trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, qua hệ thống giao thông trong vùng vƣơn tới các cụm cảng biển, cảng hàng không… tạo điều thuận lợi trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc thu hút đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp.

+ Các khu công nghiệp này đƣợc phân bố tạo thành các trục (hành lang) công nghiệp Đông - Tây (gắn với quốc lộ số 2) và trục Bắc - Nam ở phía Đông tỉnh gắn với trục đƣờng 302.

+ Khoảng cách giữa các khu công nghiệp với các trung tâm đô thị lớn (Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) tạo điều kiện đảm bảo cung cấp các dịch vụ hạ tầng xã hội cơ bản, cung cấp nhân lực cũng nhƣ các đầu vào cần thiết khác cho phát triển các khu công nghiệp.

3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI vào ngành CNHT tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

3.4.1. Nhóm nhân tố về kinh tế

Thị trƣờng tiêu thụ cho ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là rất to lớn. Ta có thể thấy rõ điều này qua việc đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày càng đƣợc cái thiện và sự phát triển của các ngành công nghiệp trong chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh.

Thu nhập và đời sống của ngƣời dân tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây đã dần đƣợc cải thiện. Trong giai đoạn 2006 - 2012, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng trung bình 13.8%/năm so với mức 6.05% của cả nƣớc trong cùng thời kỳ. Thu nhập bình quân một ngƣời của ngƣời dân trong tỉnh năm 2006 vào khoảng 9 triệu đồng, xấp xỉ thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc ở mức 10 triệu đồng. Nhƣng đến năm 2012 đời sống nhân dân đƣơc cải thiện với thu nhập bình quân chạm ngƣỡng 40 triệu đồng. Chênh lệch giữa nhóm ngƣời có thu nhập cao nhất và thấp nhất đang có xu hƣớng tăng, năm 2008 chỉ tiêu này là khoảng 7 lần, cao hơn nhiều so với mức 5.02 lần của năm 2006. Có thể nói đây là một thị trƣờng rất hấp dẫn với các nhà đầu tƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nƣớc ngoài.

Đơn vị: Nghìn đồng, giá hiện hành

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2000 2006 2010 2012 Hình 3.3: GDP/ngƣời tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ - Bộ KH & ĐT, 2012

Vĩnh Phúc là một tỉnh có ngành công nghiệp hạ nguồn đặc biệt phát triển và đóng góp lớn vào sự phát triển của tỉnh. Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 14.673 cơ sở, trong đó có 14.356 cơ sở SX trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm gần 98% số cơ sở trên địa bàn; Nhiều nhất là nhóm ngành CNCB NLS thực phẩm 10.642 cơ sở, tiếp đến nhóm ngành cơ khí, chế tạo, sắt thép có 1.367 cơ sở, nhóm ngành dệt may, da giầy và nhóm ngành SXVLXD có trên 1150 cơ sở, nhóm ngành SX điện, điện tử ít nhất có 3 cơ sở). Ngành công nghiệp khai thác có 315 cơ sở và ngành CN SX phân phối điện nƣớc có 2 cơ sở.

3.4.2. Nhóm nhân tố về tài nguyên

3.4.2.1 Tài nguyên thiên nhiên (1) Tài nguyên rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha, rừng phòng hộ là 6,6 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vƣờn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ nhƣ cầy mực, sóc bay, vƣợn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nƣớc, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo rừng là một trong những nhiệm vụ cần đƣợc quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong việc duy trì, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

(2) Tài nguyên khoáng sản

Theo đánh giá sơ bộ tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc có thể phân thành các nhóm sau:

+ Nhóm khoáng sản nhiên liệu + Nhóm khoáng sản kim loại + Nhóm khoáng sản phi kim loại: + Nhóm vật liệu xây dựng:

Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thƣơng mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại nhƣ: đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lƣợng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế. Đây là một trong những điểm yếu của tỉnh trong việc thu hút dòng vốn FDI vào CNHT.

3.4.2.2. Dân số và nguồn nhân lực (1) Quy mô dân số:

Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 có khoảng 1212.2 ngàn ngƣời. Trong đó: dân số nam khoảng 497 ngàn ngƣời, dân số nữ khoảng 715.2 ngàn ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây khá cao, năm 2008 là 14.92‰, năm 2009 là 14.13‰, năm 2010 là 14,1‰, năm 2012 là 9.32‰. Trong những năm gần đây, mặc dù có sự phát triển kinh tế xã hội khá nhanh, của công nghiệp và dịch vụ kéo theo đó là cơ hội việc làm mới, nhƣng tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể. Điều này cho thấy công tác giải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú (Trang 51 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)